Giáo dục địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đây là một trong các nội dung trong việc thực hiện Đề án 1209

        Thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 về việc Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 4910/QĐ-UBND ngày 08/12/2022 của UBND Thành phố Hà Nội Phê duyệt Đề án Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Đề án 1209)sáng 01/7, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo dục địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

Tham dự Hội thảo có GS.TS.NGND. Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; GS.TS. Trương Quang Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; đại diện ban giám hiệu và giáo viên một số trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Về phía Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, dự Hội thảo có TS. Bùi Quốc Hoàn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Văn hoá Du lịch, lãnh đạo một số đơn vị trong trường. 

TS. Bùi Quốc Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Bùi Quốc Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội nhận định, việc đưa môn Hà Nội học vào các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội là một chủ trương đúng đắn của Thành ủy Hà Nội qua nhiều kì họp, đặc biệt gần đây nhất là Chỉ thị số 30 của Thành ủy và Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 14/6/2024 vừa qua.

Kiến thức Hà Nội học mà cơ bản là những vẫn đề về lịch sử, văn hóa, địa lý môi trường, kinh tế, quy hoạch Hà Nội… là những vấn đề các thầy cô giáo cần phải nắm được để giảng dạy cho học sinh các trường phổ thông ở các cấp học khác nhau. Trong bối cảnh chưa đào tạo được giáo viên dạy môn Hà Nội học thì việc thực hiện đề án Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên là hết sức cần thiết. Để có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn giảng dạy nội dung kiến thức Hà Nội học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức các Hội thảo nhằm lắng nghe thêm ý kiến từ các chuyên gia, các nhà khoa học, đặc biệt là các thầy cô giáo đang giảng dạy tại các nhà trường phổ thông. Phó Hiệu trưởng Bùi Quốc Hoàn cũng bày tỏ hy vọng, các ý kiến tại Hội thảo sẽ bổ sung những kiến thức về việc giảng dạy các nội dung Địa lý - Môi trường; Kinh tế của Hà Nội trong các trường phổ thông tại Hà Nội. 

TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Văn hoá Du lịch

Theo TS. Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Văn hoá Du lịch, phụ trách chuyên môn Đề án 1209 về Bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 24 bài viết, ý kiến tham luận gửi về Hội thảo. Các nội dung bài viết đã tập trung vào 3 vấn đề:  Giáo dục Địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố cấp Tiểu học (Nội dung cơ bản đều đưa ra những vấn đề chung và đi sâu vào một số phương pháp đã thực hiện tại các trường Tiểu học mà các thầy cô đang giảng dạy); Giáo dục Địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố cấp THCS (Các bài viết đi sâu vào các biện pháp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường gắn với các phong trào, các hoạt động thực tiễn); Giáo dục Địa lý và môi trường Hà Nội tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố cấp THPT (đưa ra các phương pháp giúp học sinh học tốt nội dung địa lý và môi trường Hà Nội từ các phương pháp truyền thống đến các phương pháp mới như sử dụng công nghệ chát GPT để nâng cao hiệu quả trong dạy học địa lý Hà Nội)

Nhìn chungphần giải phápcác tác giả đều thống nhất cần đưa kiến thức địa lý, môi trường vào dạy trong các trường phổ thông, cần có các phương pháp dạy học phong phúđề cao phương pháp cho học sinh đi trải nghiệm, khám phá thực tiễn. 

GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tại Hội thảo, GS.TS. Đỗ Thị Minh Đức, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nêu những đã trình bày quan điểm “Địa lý Hà Nội – những nội dung cần giảng dạy tại các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố”; GS.TS. Trương Quang Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu việc cần có định hướng nội dung và phương pháp giáo dục môi trường Hà Nội cho học sinh phổ thông; một số ý kiến của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông tại Hà Nội cũng đã nêu những biện pháp và kinh nghiệm giáo dục môi trường, địa lý, tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh…

Các tham luận và phát biểu trong Hội thảo:

Hội thảo đã gợi mở những ý tưởng mới, giúp Ban nội dung Đề án 1209 tiếp tục bổ sung những vấn đề thực tiễn vào các chuyên đề sẽ bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông trong thời gian tới.

Ngọc Hinh - Ngọc Vinh

 

01/07/2024 09:40:51 | Số lần xem: 130
5 phút

Tin liên quan