Thông tin chung khoa Công nghệ môi trường
1. Thông tin liên hệ
– Địa chỉ liên hệ: Phòng 201, nhà A1
– Điện thoại: 024.32.535.213
– Email: cnmt@daihocthudo.edu.vn
– Trưởng khoa: TS. Nguyễn Như Toản
2. Thời gian thành lập
Khoa Công nghệ – Môi trường được thành lập theo quyết định số 05/QĐ-CĐSPHN do Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội kí ngày 01/01/2014.
3. Quá trình phát triển
Khoa Công nghệ – Môi trường (CN-MT) là khoa mới thành lập, nên có nhiều thay đổi, biến động về nhân sự. Trưởng khoa đầu tiên (2014 – 2016) là PGS.TS Phạm Văn Hoan; Phụ trách khoa tiếp theo là TS. Phạm Thị Minh; hiện nay Trưởng khoa là TS. Nguyễn Như Toản. Trong bối cảnh phát triển chung của Nhà trường, Khoa chú trọng tập trung vào việc đào tạo, trang bị kiến thức hiện đại, các kĩ năng thực hành và làm việc của sinh viên trong lĩnh vực Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học. Khoa hiện được nhà trường đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm tại 2 cơ sở 1 và cơ sở 2 với đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho đào tạo và nghiên cứu. Cùng với định hướng phát triển của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, khoa Công nghệ – Môi trường sẽ luôn đổi mới với mở rộng quy mô về chiều rộng và chiều sâu chất lượng đào tạo xứng tầm với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội.
4. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng
Khoa Công nghệ – Môi trường có chức năng đào tạo trình độ từ cử nhân trở lên các ngành công nghệ: Môi trường, Sinh học, Hóa – Dược, Vật liệu, Sau thu hoạch...
Nhiệm vụ
– Tham mưu cho lãnh đạo trường về định hướng phát triển của khoa trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của Thành phố (và cả nước), hội nhập khu vực và quốc tế về lao động trong các lĩnh vực công nghệ: Môi trường, Sinh học, Hóa học, Hóa dược, Vật liệu mới, Công nghệ sau thu hoạch, An ninh an toàn thực phẩm...
– Chủ trì xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao.
– Đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về các ngành Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Hóa dược, Công nghệ Vật liệu, Công nghệ Sau thu hoạch... đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng của Thủ đô và cả nước, có khả năng hội nhập khu vực và quốc tế về lao động trong các lĩnh vực thuộc chuyên môn do khoa đào tạo.
– Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ về các lĩnh vực Công nghệ Môi trường, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Hóa dược, Công nghệ Vật liệu mới, Công nghệ Sau thu hoạch …
– Quản lí sinh viên, học viên thuộc khoa. – Chủ trì mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, tổ chức các hội thảo khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ: Môi trường, Sinh học, Hóa học, Hóa dược, Vật liệu, Công nghệ Sau thu hoạch...
5. Thành tựu nổi bật và định hướng phát triển
Khoa Công nghệ – Môi trường đã thực hiện nhiều đề tài cấp trường, cấp thành phố. Các công trình khoa học có ý nghĩa và giá trị thực tiễn cao. Đề tài nghiên cứu quy trình nuôi trồng và sử dụng sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo do TS. Nguyễn Như Toản chủ trì đã được triển khai và thực hiện thành công. Nhờ vậy, việc nuôi trồng và bước đầu chế biến, cung cấp các sản phẩm từ loại nấm quý hiếm này tới người tiêu dùng được xem là bước đi thành công và quan trọng của Khoa và Trường. Hiện khoa Công nghệ – Môi trường đã và đang tiếp tục xây dựng các chương trình nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu khác trong và ngoài nước (Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học Môi trường, Học viện Nông nghiệp…) để cho ra các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng cao. Trong thời gian tới, khoa Công nghệ – Môi trường cam kết sẽ cho ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển chung của Nhà trường và đất nước.