Công văn số 1074 hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH

Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH  

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 


Số: 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH

V/v hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT

các trình độ của GDĐH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 


Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016

Kính gửi:

-  Các đại học, học viện;

-  Các trường đại học, cao đẳng;

-  Các viện nghiên cứu khoa học có đào tạo trình độ tiến sĩ;

-  Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

 

Thực hiện Điều 16 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục gửi các đơn vị Hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học (kèm theo).

Trong quá trình sử dụng nếu có những vướng mắc hoặc đề xuất, đề nghị liên hệ với Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại: 04.39747108; email: kiemdinh.dhtccn@moet.edu.vn để nghiên cứu, xử lý kịp thời.

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- TT. Bùi Văn Ga (để b/c);

- Vụ GDĐH;
- Lưu: VT, KĐĐH.

CỤC TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Mai Văn Trinh

 


HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ SỬ DỤNG

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

(Kèm theo Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 28 tháng 6 năm 2016

của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)

 

 

I. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (CTĐT)

Tiêu chí

Mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT

1.1

Mục tiêu của CTĐT được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học.

1.2

Chuẩn đầu ra của CTĐT được xác định rõ ràng, bao quát được cả các yêu cầu chung và yêu cầu chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT.

1.3

Chuẩn đầu ra của CTĐT phản ánh được yêu cầu của các bên liên quan, được định kỳ rà soát, điều chỉnh và được công bố công khai.

1. Giải thích

Giáo dục dựa trên đầu ra (Outcomes-based education-OBE) có thể được hiểu là phương thức tiếp cận, xây dựng và vận hành CTĐT dựa trên những kiến thức, kỹ năng mà người học được kỳ vọng tiếp thu được và thể hiện thành công khi tốt nghiệp. OBE chú trọng vào các kết quả học tập, đảm bảo các kiến thức, kỹ năng và thái độ (bao gồm cả kỹ năng tư duy mà người học cần lĩnh hội) được xác định rõ ràng và thể hiện trong chuẩn đầu ra.

Chuẩn đầu ra là khởi điểm của quy trình thiết kế CTĐT và được xây dựng dựa trên nhu cầu của các bên liên quan. Chuẩn đầu ra thể hiện qua những thành quả mà người học đạt được thay vì mong đợi của giảng viên (thường được viết dưới dạng mục tiêu đào tạo của chương trình). Chuẩn đầu ra nên được viết theo cách để có thể quan sát, đo lường được và đánh giá được.

2. Các câu hỏi gợi ý

-     Mục tiêu đào tạo của chương trình là gì?

-     Chuẩn đầu ra của chương trình là gì?

-       Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra thế nào?

-       Chuẩn đầu ra có phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường, của khoa hay của bộ môn không?

-       Chuẩn đầu ra của chương trình tương thích như thế nào với yêu cầu của thị trường lao động trong ngành nghề tương ứng đối với người học tốt nghiệp?

-       Mức độ tương thích giữa nội dung CTĐT với yêu cầu của thị trường lao động?

-       Triển vọng việc làm trong tương lai của người tốt nghiệp từ CTĐT có được nêu rõ hay không?

-       Cách thức thông tin chuẩn đầu ra tới cán bộ, giảng viên (GV) và người học?

-       Chuẩn đầu ra có thể đạt được và đo lường được không? Bằng cách nào?

-       Mức độ đạt được chuẩn đầu ra?

-       Chuẩn đầu ra có được định kỳ rà soát không?

-       Chuẩn đầu ra được chuyển tải thành các yêu cầu cụ thể đối với người học tốt nghiệp như thế nào (kiến thức, kỹ năng và thái độ bao gồm cả kỹ năng tư duy)?

3. Nguồn minh chứng

-       Bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phần.

-       Đề cương học phần, tài liệu quảng bá, các bản tin về khoá học.

-       Ma trận các kỹ năng.

-       Sự đóng góp ý kiến của các bên liên quan.

-       Trang thông tin điện tử của trường và của khoa.

-       Các biên bản họp và tài liệu lưu trữ về hoạt động rà soát chương trình.

-       Các báo cáo kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và đối sánh.

II. Tiêu chuẩn 2: Bản mô tả CTĐT

Tiêu chí

Bản mô tả CTĐT

2.1

Bản mô tả CTĐT đầy đủ thông tin và cập nhật.

2.2

Đề cương các học phần đầy đủ thông tin và cập nhật.

2.3

Bản mô tả CTĐT và đề cương các học phần được công bố công khai và các bên liên quan dễ dàng tiếp cận.

1. Giải thích

            Bản mô tả CTĐT là tài liệu cung cấp thông tin về CTĐT của nhà trường. Bản mô tả CTĐT thường bao gồm các nội dung sau:

-       Tóm tắt mục tiêu đào tạo và kết quả học tập dự kiến.

-       Cấu trúc khoá học.

-       Ma trận thể hiện sự đóng góp của các học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra của chương trình.

-       Các bản mô tả học phần.

Vai trò của bản mô tả CTĐT:

-       Là nguồn thông tin giúp người học và học sinh có nguyện vọng học tại trường hiểu về CTĐT.

-       Là nguồn thông tin cho nhà tuyển dụng lao động, đặc biệt là thông tin về kiến thức và các kỹ năng mềm được trang bị thông qua chương trình.

-       Là nguồn thông tin cho các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm định chương trình, nhờ đó định hướng nghề nghiệp và hành nghề. Vì vậy, bản mô tả CTĐT nên xác định rõ thành phần nào trong CTĐT đã được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức và cơ quan nói trên.

-       Là cơ sở để đội ngũ GV, cán bộ thảo luận và nghiên cứu về chương trình hiện hành và chương trình mới nhằm đảm bảo có cùng một cách hiểu về chuẩn đầu ra của chương trình. Bản mô tả CTĐT giúp nhà trường đảm bảo các chuẩn đầu ra của chương trình được thiết kế rõ ràng và người học tốt nghiệp có thể đáp ứng chuẩn đầu ra, đồng thời chứng minh khả năng đạt được chúng. Bản mô tả CTĐT là tài liệu tham khảo cho hoạt động rà soát nội bộ và giám sát các hoạt động của CTĐT.

-       Là nguồn thông tin giúp các chuyên gia thẩm định/rà soát chương trình và đánh giá viên bên ngoài hiểu mục tiêu của CTĐT và các kết quả học tập dự kiến.

-       Là cơ sở cho việc thu thập thông tin phản hồi từ người học, người học mới tốt nghiệp để cải tiến CTĐT nhằm nâng cao khả năng đạt được các kết quả học tập dự kiến.

            Bản mô tả CTĐT thường bao gồm những thông tin sau:

-       Trường/cơ sở cấp bằng.

-       Cơ sở đào tạo, giảng dạy (nếu không phải cơ sở cấp bằng).

-       Thông tin chi tiết về các chứng nhận kiểm định được cấp bởi các tổ chức nghề nghiệp hay cơ quan có thẩm quyền.

-       Tên gọi của văn bằng.

-       Tên CTĐT.

-       Chuẩn đầu ra của CTĐT.

-       Tiêu chí tuyển sinh hay các yêu cầu đầu vào của CTĐT.

-       Các nội dung đối sánh và tham chiếu bên ngoài/nội bộ được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về đầu ra của CTĐT.

-       Cấu trúc chương trình và các yêu cầu bao gồm trình độ, học phần, số tín chỉ,….

-       Thời điểm thiết kế hoặc điều chỉnh bản mô tả CTĐT.

2. Các câu hỏi gợi ý             

-       Chuẩn đầu ra được chuyển tải vào CTĐT và các môn học như thế nào?

-       Bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phần cung cấp những thông tin gì?

-       Bản mô tả học phần có được chuẩn hóa trong toàn bộ chương trình không?

-       Bản mô tả CTĐT có được ban hành, cung cấp và phổ biến đến các bên liên quan không?

-       Quy trình thẩm định/rà soát bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phần được thực hiện như thế nào?

3. Nguồn minh chứng

-       Bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phần.

-       Tờ rơi, tài liệu quảng bá học phần, bản tin.

-       Ma trận kỹ năng.

-       Ý kiến đóng góp của các bên liên quan.

-       Trang thông tin điện tử của trường và khoa.

-       Các hình thức và kế hoạch cung cấp bản mô tả chương trình đến các bên liên quan.

-       Biên bản họp và tài liệu lưu trữ về hoạt động rà soát chương trình.

-       Báo cáo về kiểm định và đối sánh chất lượng CTĐT.

III. Tiêu chuẩn 3: Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

Tiêu chí

Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học

3.1

Chương trình dạy học được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra.

3.2

Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra là rõ ràng.

3.3

Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự logic; nội dung cập nhật và có tính tích hợp.

1. Giải thích

Chương trình dạy học cần được thiết kế sao cho các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá người học góp phần hỗ trợ việc đạt được các chuẩn đầu ra. Biggs (2003) gọi tiến trình này là “sự tương thích có định hướng” (constructive alignment). “Có định hướng” (Constructive) có nghĩa là người học chủ động tạo ra sự hiểu biết dựa trên các hoạt động dạy và học có liên quan. “Sự tương thích” (Alignment) là khái niệm để chỉ hoạt động dạy và học; hoạt động kiểm tra, đánh giá người học được xây dựng tương thích với nhau nhằm đảm bảo việc đạt được chuẩn đầu ra. “Sự tương thích có định hướng” liên quan đến các hoạt động sau:

-       Xây dựng chuẩn đầu ra có thể đo được.

-       Lựa chọn các phương pháp dạy và học để đảm bảo việc đạt được chuẩn đầu ra.

-       Đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của người học.

2. Các câu hỏi gợi ý

-       Nội dung của CTĐT có phản ánh chuẩn đầu ra không?

-       Các học phần được cấu trúc như thế nào để đảm bảo sự gắn kết và liền mạch giữa các môn cơ sở và chuyên ngành, giúp chương trình trở thành một khối thống nhất?

-       Chương trình có đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các môn kiến thức chung và môn chuyên ngành không?

-       Cách thức cập nhật nội dung của chương trình?

-       Lý do chương trình được cấu trúc như hiện tại?

-       CTĐT của trường có thay đổi gì trong những (05) năm gần đây không? Lý do (nếu có thay đổi)?

-       Chương trình có thúc đẩy sự đa dạng, trao đổi người học và/hoặc giáo dục xuyên biên giới hay không?

-       Mối liên hệ giữa các môn cơ bản, cơ sở và môn chuyên ngành trong nhóm học phần bắt buộc và nhóm học phần tự chọn có được xây dựng hợp lý không?

-       Thời gian đào tạo của chương trình?

-       Thời gian và trình tự thực hiện từng học phần? Có lôgic không?

-       Nhà trường đã thực hiện những đối sánh nào khi thiết kế CTĐT và các học phần?

-       Cách thức lựa chọn phương pháp dạy và học; kiểm tra, đánh giá người học để đảm bảo sự tương thích với chuẩn đầu ra?

3. Nguồn minh chứng

-       Bản mô tả CTĐT và bản mô tả học phần.

-       Tờ rơi, tài liệu quảng bá chương trình, bản tin về khóa học.

-       Sơ đồ tiến trình của CTĐT.

-       Ma trận kỹ năng.

-       Góp ý, phản hồi của các bên liên quan.

-       Trang thông tin điện tử của trường và của khoa.

-       Các biên bản họp và tài liệu lưu trữ về hoạt động rà soát chương trình.

-       Các báo cáo về kiểm định và đối sánh.

IV. Tiêu chuẩn 4: Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

Tiêu chí

Phương pháp tiếp cận trong dạy và học

4.1

Triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các bên liên quan.

4.2

Các hoạt động dạy và học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra.

4.3

Các hoạt động dạy và học thúc đẩy việc rèn luyện các kỹ năng, nâng cao khả năng học tập suốt đời của người học.

1. Giải thích

            Để phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục đại học là giáo dục toàn diện cho người học, CTĐT cần trang bị cho người học những khả năng sau:

-         Khả năng tự khám phá kiến thức: Người học có kỹ năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu; hiểu được các chiến lược học tập khác nhau và lựa chọn chiến lược thích hợp nhất cho mình.

-         Khả năng ghi nhớ kiến thức lâu dài: Phương pháp học nhấn mạnh vào khả năng hiểu chứ không phải học thuộc, giúp người học nhớ lâu hơn.

-         Khả năng nhận thức các mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới: Chất lượng học tập phụ thuộc vào khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

-         Khả năng tạo ra kiến thức mới: Người học học tập có chất lượng biết khám phá tri thức của người khác và gắn kết nó với kinh nghiệm và kiến thức đã học của bản thân để đưa đến những phát kiến mới mẻ.

-         Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

-         Khả năng truyền đạt kiến thức cho người khác: Chất lượng học tập của người học phụ thuộc vào việc người học có khả năng hình thành và diễn đạt những suy nghĩ và hành động độc lập của mình một cách mạch lạc và rõ ràng.

-         Tính hiếu học: Người học học tập có chất lượng là người học có tinh thần học tập suốt đời.

            Điều kiện cần thiết cho việc học tập chất lượng gồm:

-       Có sự sẵn sàng trong nhận thức và cảm xúc để đáp ứng nhiệm vụ học tập;

-       Có lý do để học tập.

-       Kết nối được kiến thức cũ và mới.

-       Chủ động trong học tập.

-       Có được môi trường học tập thuận lợi.

            Lưu ý, không có phương pháp dạy và học nào phù hợp với mọi cơ sở giáo dục (CSGD). Nhà trường cần xem xét kỹ khi lựa chọn phương thức dạy và học cho chương trình.

2. Các câu hỏi gợi ý

-       Có hay không một triết lý giáo dục hoặc mục tiêu giáo dục rõ ràng được chia sẻ và thực hiện bởi cán bộ quản lý, GV, nhân viên và người học?

-       Sự đa dạng trong môi trường học tập có được phát huy không, kể cả chương trình trao đổi người học và GV?

-       Việc giảng dạy do khoa/bộ môn khác đảm trách có đáp ứng yêu cầu không?

-       Phương pháp dạy và học hiện hành có tương thích với chuẩn đầu ra không?

-       Công nghệ được sử dụng trong hoạt động dạy và học như thế nào?

-       Phương pháp dạy và học được đánh giá như thế nào? Các phương pháp dạy và học được lựa chọn có phù hợp với chuẩn đầu ra của học phần không? Các phương pháp dạy và học có đa dạng không?

-       Có trở ngại nào trong việc triển khai các phương pháp dạy và học mong muốn không (ví dụ: số lượng người học, cơ sở hạ tầng, kỹ năng giảng dạy của GV,…)?

            Nếu nghiên cứu là một hoạt động cốt lõi của trường đại học thì cần xem xét các yếu tố sau:

-       Khi nào người học được tiếp xúc lần đầu tiên với hoạt động nghiên cứu?

-       Mối tương quan giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học được thể hiện như thế nào trong CTĐT?

-       Các kết quả trong nghiên cứu khoa học được đưa vào CTĐT như thế nào?

            Nếu đào tạo thực hành và/hoặc phục vụ cộng đồng nằm trong hoạt động đào tạo của nhà trường thì cần xem xét các yếu tố sau:

-       Đào tạo thực hành có phải là một nội dung bắt buộc không?

-       Số lượng tín chỉ dành cho đào tạo thực hành là bao nhiêu?

-       Mức độ đào tạo thực hành và/hoặc phục vụ cộng đồng có thỏa đáng không?

-       Cộng đồng nhận được những lợi ích gì từ các dịch vụ mà chương trình cung cấp?

-       Những lợi ích mà hoạt động đào tạo thực hành của chương trình đem lại cho nhà tuyển dụng và người học?

-       Hoạt động đào tạo thực hành có gặp trở ngại gì không? Nguyên nhân?

-       Cách thức hướng dẫn người học được thực hiện như thế nào?

-       Hoạt động đánh giá người học được thực hiện như thế nào?

3. Nguồn minh chứng

-       Minh chứng về triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục.

-       Minh chứng về các hoạt động học tập chẳng hạn như dự án, thực tập thực hành, bài tập thực hành, thực tế tại khu công nghiệp, …

-       Phản hồi của người học.

-       Cổng thông tin học tập trực tuyến.

-       Bản mô tả CTĐT/học phần.

-       Báo cáo thực hành, thực tập.

-       Các hoạt động phục vụ cộng đồng.

-       Các biên bản ghi nhớ.


V. Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả học tập của người học

Tiêu chí

Đánh giá kết quả học tập của người học

5.1

Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thiết kế phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra.

5.2

Các quy định về đánh giá kết quả học tập của người học (bao gồm thời gian, phương pháp, tiêu chí, trọng số, cơ chế phản hồi và các nội dung liên quan) rõ ràng và được thông báo công khai tới người học.

5.3

Phương pháp đánh giá kết quả học tập đa dạng, đảm bảo độ giá trị, độ tin cậy và sự công bằng.

5.4

Kết quả đánh giá được phản hồi kịp thời để người học cải thiện việc học tập.

5.5

Người học tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại về kết quả học tập.

1. Giải thích

            Đánh giá kết quả học tập của người học là một trong nhữn

01/11/2018 16:09:31 | Số lần xem: 11
16 phút