Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non

Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục mầm non – trình độ đại học

1.Kiến thức

Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non từ mức khá trở lên, có năng lực giảng dạy chương trình dạy học tiếp cận với năng lực trẻ Mầm non, có đủ điều kiện để trở thành giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố.

Chuyên môn:

  • Có hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý trẻ lứa tuổi mầm non; bao gồm cả kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ tàn tật, khuyết tật; Có hiểu biết về đánh giá phát triển của trẻ.

  • Có kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non: Có hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; một số bệnh thường gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu, an toàn, phòng tránh và xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ;

  • Có hiểu biết về kiến thức cơ sở ngành: phát triển thể chất; sơ đẳng về toán; hoạt động vui chơi; tạo hình, âm nhạc và văn học; môi trường xung quanh; phát triển ngôn ngữ.

– Nghiệp vụ:

  •  Có kiến thức về tâm lí văn hoá xã hội, … để  có thể giao tiếp thân thiện với trẻ Mầm non, với đồng nghiệp, với cha mẹ trẻ.

  •  Hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mầm non để kiên nhẫn, gương mẫu trong quá trình giảng dạy, giáo dục trẻ.

  •  Có kiến thức để xử lí các tình huống sư phạm xảy ra trong và ngoài lớp phù hợp với tâm sinh lí trẻ Mầm non, phù hợp với mục tiêu giáo dục.

  •  Đạt trình độ B1. Có khả năng dạy được một số hoạt động dạy học cơ bản bậc mầm non bằng tiếng Anh.

  •  Đạt chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT.

2. Kĩ năng

– Kĩ năng lập kế hoạch giảng dạy, công tác theo năm học, học kì, tuần. Kĩ năng xây dựng hồ sơ giảng dạy, quản lí lớp.

– Kĩ năng giao tiếp và giao tiếp sư phạm, truyền đạt thông tin chính xác, dễ hiểu đối với trẻ Mầm non.

– Kĩ năng hướng dẫn trẻ Mầm non thực hiện các đơn vị kiến thức như kĩ năng quan sát, kĩ năng phát triển ngôn ngữ (đọc, kể chuyện diễn cảm, đóng kịch, …).

– Kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.

– Kĩ năng vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phát huy trí lực, tạo hứng thú cho trẻ Mầm non.

– Kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ Mầm non.

– Kĩ năng quản lí và tổ chức các hoạt động tập thể, xây dựng lớp đoàn kết, có nền nếp.

3.Thái độ

– Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với đường lối giáo dục của Đảng, vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng vào giảng dạy.

– Có lòng yêu nghề, mến trẻ, biết động viên, khích lệ trẻ trong quá trình giáo dục.

– Lối sống trung thực, giản dị nêu gương cho trẻ, tôn trọng đồng nghiệp, cha mẹ trẻ.

– Có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, có đạo đức nghề nghiệp và tác phong sư phạm mẫu mực.

– Có tinh thần học hỏi, luôn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, cập nhật kiến thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Hành vi

– Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, địa phương nơi cư trú, nội quy nơi công tác.

– Chấp hành sự phân công, điều động trong công tác của tổ chức.

– Hòa nhã, hợp tác với đồng nghiệp.

– Tự tin, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, khẳng định năng lực của bản thân.

– Có ý chí khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

– Luôn gần gũi, động viên, chăm sóc trẻ.

5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

-Giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non;

-Giảng viên tại các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non;

-Chuyên viên các tổ chức, cơ quan với đối tượng hoạt động là trẻ mầm non và phát triển giáo dục mầm non.

-Tư vấn viên, nghiên cứu viên về chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục mầm non;

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Tham gia học các chương trình đào tạo sau đại học về chuyên ngành giáo dục mầm non và lân cận.

05/04/2024 09:58:16 | Số lần xem: 268
4 phút