Sách – Hành trang tri thức, khơi nguồn sáng tạo

Sáng ngày 27 tháng 3 năm 2019, khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Ngày hội đọc sách theo chuyên đề “Sách – Hành trang tri thức, khơi nguồn sáng tạo” và Hội thi Đại sứ văn hoá đọc HNMU 2019 cấp cơ sở. Dự chương trình có Dịch giả, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương; về phía trường Đại học Thủ đô Hà Nội có PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội, các cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.

 Dịch giả, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương

Tại chương trình, Dịch giả, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Quốc Vương đã có buổi giao lưu và trò chuyện với cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội, trong đó nhấn mạnh tới ý nghĩa của việc đọc sách xét trên cả hai phương diện quốc gia - dân tộc và cá nhân, đồng thời nêu những trải nghiệm của cá nhân Dịch giả đối việc đọc sách và hướng dẫn cách đọc sách thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, đọc sách là trải nghiệm đầu đời quan trọng và đầy ý nghĩa. Đọc sách cũng chính là học - một sự học tự nhiên, thường xuyên, vừa nhẹ nhàng vừa sâu sắc. Đọc sách sẽ hỗ trợ tốt cho giáo dục nghề nghiệp và nâng cao trình độ nghề nghiệp. Đặc biệt, “đọc sách để sống… “người” hơn”…  Tuy vậy, người đọc nên đọc sách gì và đọc như thế nào mới là vấn đề cần chú ý. Có thể khẳng định, đọc sách giúp con người phát triển, hoàn thiện bản thân và sống trọn vẹn hơn.

Giao lưu trong buổi toạ đàm về văn hoá đọc sách

Trong Ngày hội đọc sách, khoa Khoa học xã hội phối hợp với Trung tâm Thông tin Thư viện và nhiều tác giả có sách in đã tiến hành triển lãm, giới thiệu nhiều hạng mục sách tới bạn đọc.

Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Đại học Thủ đô Hà Nội (6/1/1959 – 6/1/2019), qua đó nhằm nâng cao văn hoá đọc cho sinh viên toàn trường nói chung và sinh viên khoa Khoa học Xã hội nói riêng, giúp các em có điều kiện tiếp cận những tư liệu về chuyên ngành kiến thức xã hội mang tính thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhà trường. Qua chương toạ đàm, giới thiệu sách, sinh viên đã có cơ hội giao lưu, học hỏi và được chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn về về văn hoá đọc. Cũng tại Hội thi Đại sứ văn hoá đọc HNMU 2019 cấp cơ sở, Ban tổ chức đã chọn được gương mặt tiêu biểu, đại diện cho văn hoá đọc trong trường, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh trường Đại học Thủ đô Hà Nội tới nhiều đối tượng trong và ngoài trường.

12/04/2019 20:49:12 | Số lần xem: 4
3 phút