Hội thảo chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đại học ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý

Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2018, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Chuẩn đầu ra và Chương trình đạo tạo Đại học ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý”  với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành đào tạo rất mới này.

 

Sáng ngày 24 tháng 10 năm 2018, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã tổ chức Hội thảo “Chuẩn đầu ra và Chương trình đạo tạo Đại học ngành Sư phạm Lịch sử - Địa lý”  với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp cho Chuẩn đầu ra và Chương trình đào tạo ngành đào tạo rất mới này.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia về Chương trình; các nhà khoa học; các nhà quản lý giáo dục; các thầy cô giáo đang giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội; cán bộ giảng viên của khoa Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên trường Đại học Thủ đô Hà Nội. GS.TS. Đặng Văn Soa, Phó Hiệu trưởng Nhà trường; PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và TS. Phan Thị Hồng The, Trưởng khoa Khoa học Tự nhiên đã điều hành Hội thảo.

PGS. TS Phạm Quốc Sử, trưởng khoa Khoa học xã hội trình bày tại hội thảo

Tại hội thảo, Tổ soạn thảo chương trình Sư phạm Lịch sử - Địa lý đã báo cáo về quá trình xây dựng Chuẩn đầu ra và mức độ đáp ứng Chuẩn đầu ra của chương trình, như Báo cáo Tổng thể về việc xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo đại học Sư phạm Lịch sử và Địa lý (PGS.TS. Phạm Quốc Sử trình bày), “Những cơ sở xây dựng Chuẩn đầu ra và xác định hệ thống năng lực ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý” (TS. Trần Vân Anh trình bày),báo cáo“Mức độ đáp ứng Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý của khối kiến thức chuyên ngành” (TS. Bùi Thị Thanh Hương trình bày), “Mức độ đáp ứng Chuẩn đầu ra ngành Sư phạm Lịch sử và Địa lý của khối kiến thức nghiệp vụ” (TS. Phạm Minh Tâm trình bày), “Mức độ đáp ứng dạy học tích hợp và dạy học phân hóa của chương trình Lịch sử và Địa lý” (ThS. Tô Thị Quỳnh Giang và Ths. Nguyễn Thị Bằng trình bày).

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Sư phạm, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đại học Giáo dục đã phát hiện và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung những điểm chưa hợp lý của Chương trình. Bên cạnh những góp ý trực tiếp, các chuyên gia còn gợi mở những hướng tiếp cận Chương trình thông qua kinh nghiệm từ quốc tế, từ thách thức giáo dục toàn cầu. Trong khi đó, ý kiến đóng góp của các đại biểu đến từ các phòng Giáo dục và Đào tạo  trên địa bàn Thành phố Hà Nội (phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng) hướng tới yêu cầu hình thành các năng lực thích ứng cho sinh viên để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng và quản lý của ngành giáo dục. Các giáo viên đang giảng dạy tại các trường THCS trên địa bàn thành phố, từ kinh nghiệm của giảng dạy cũng có ý kiến đóng góp, đề nghị Chương trình nên chú trọng vào khối kiến thức nghiệp vụ.

Thay mặt Ban tổ chức và Tổ soạn thảo, PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội đã tiếp thu các ý kiến đóng góp để Tổ soạn thảo tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa. Sự thành công của Hội thảo đã cho thấy sự đúng đắn trong hướng đi của Nhà trường khi tiếp cận và xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

Trần Vân Anh - Khoa Khoa học Xã hội

 

26/10/2018 08:28:08 | Số lần xem: 1
4 phút