Giới thiệu ngành Quản lí công

Ngành đào tạo: QUẢN LÝ CÔNG

1. Ngành đào tạo: Quản lý công

2. Mã ngành: 7340403

3. Thời gian đào tạo: 4 năm

4. Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

5. Khái quát ngành Quản lý công - chuyên ngành Quản lý tài chính công tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học công lập duy nhất trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Ngành Quản lý công tại Nhà trường được xây dựng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong đơn vị thuộc UBND thành phố Hà Nội nói riêng và các các cơ quan, tổ chức trên cả nước nói chung.

Với đội ngũ giảng viên trình độ cao và chương trình đào tạo xây dựng tiên tiến, phù hợp với bối cảnh mới hiện nay. Sinh viên ngành Quản lý công – Chuyên ngành Quản lý tài chính công tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội sẽ được trang bị vốn kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành Quản lý công, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi. Sinh viên sẽ được đào tạo năng lực lập kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động hành chính, dịch vụ công, kế toán hành chính sự nghiệp; kiểm soát tài chính công, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và quản lý thu chi ngân sách nhà nước; có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học; được bồi dưỡng phẩm chất cá nhân, phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất xã hội đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công hiện nay.

Ngoài các mục tiêu đào tạo những nền tảng kiến thức vững chắc cho sinh viên, chương trình đào tạo được xây dựng tiên tiến hiện đại theo hướng ứng dụng. Sinh viên ngành Quản lý công có cơ hội thực tập, thực tế tại các đơn vị nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, ngành Quản lý công luôn tổ chức các hoạt động giúp bồi dưỡng chuyên môn như Hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lý công”; Hội thảo “Sinh viên ngành Quản lý công tiếp cận ứng dụng phần mềm cổng dịch vụ công trực tuyến hiện nay”… rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.

Chương trình đào tạo của ngành Quản lý Công có 130 tín chỉ, bao gồm:

I.  Khối lượng học tập chung

(Không tính các môn học GDTC và GDQP-AN)

     32 tín chỉ
 + Bắt buộc19 tín chỉ
 + Tự chọn13 tín chỉ
II. Khối lượng học tập chuyên nghiệp 53 tín chỉ
- Cơ sở ngành 27 tín chỉ
 + Bắt buộc24 tín chỉ
 + Tự chọn3 tín chỉ
- Chuyên ngành 26 tín chỉ
 + Bắt buộc23 tín chỉ
 + Tự chọn3 tín chỉ
III. Khối lượng học tập nghiệp vụ 28 tín chỉ
 + Bắt buộc25 tín chỉ
 + Tự chọn3 tín chỉ
IV. Khối lượng thực tập 9 tín chỉ
V. Khối lượng học tập khoá luận tốt nghiệp/học phần thay thế: 8 tín chỉ

6. Đảm bảo chất lượng đầu ra cử nhân ngành Quản lý công

Chương trình đào tạo ngành Quản lý công – chuyên ngành Quản lý Tài chính công đảm bảo cho sinh viên khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghiệp vụ như:

- Vận dụng được kiến thức khoa học cơ sở ngành để lĩnh hội kiến thức cốt lõi của ngành Quản lý công – chuyên ngành Quản lý tài chính công;

- Vận dụng được kiến thức liên quan tới phân tích chính sách, quản lý chiến lược và chất lượng khu vực công, thẩm định và quản lý dự án đầu tư công, quản lý các mảng chuyên môn tại đơn vị công lập, tài chính, kế toán, thuế, bảo hiểm, hải quan để thực hiện các công việc liên quan đến chuyên ngành Quản lý tài chính công;

- Hiểu rõ và vận dụng được các quy định về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và các văn bản quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức;

- Thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và môi trường làm việc, hòa nhập được với môi trường làm việc có nhiều nền văn hóa khác nhau; giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm, ra quyết định, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu khoa học;

- Thực hiện được các chính sách pháp luật về cán bộ công chức, viên chức; chính sách quản lý nhà nước về kinh tế; thực hiện các nghiệp vụ hành chính đặc thù khu vực công; thực hiện các nghiệp vụ về quản lý tài chính công: nghiệp vụ kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp, nghiệp vụ thuế, bảo hiểm, hải quan, thẩm định dự án đầu tư khu vực công, định giá tài sản công.;

- Kỹ năng tác nghiệp các phần hành nghiệp vụ tài chính tại các đơn vị hành chính, các định chế, các tổ chức phi chính phủ: kỹ năng quản lý tài chính xã/phường; chính sách, cơ chế hoạt động của ngân hàng trung ương; tổ chức phi chính phủ. Phân tích, hoạch định chính sách tài chính; đánh giá về việc quản lý chất lượng, chiến lược khu vực công, các dịch vụ công.

- Thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc chuyên nghiệp vì sự phát triển của bản thân; thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp, trung thực, linh hoạt, tự học hỏi để đáp ứng yêu cầu công việc và thích nghi với sự thay đổi, sáng tạo, đổi mới không ngừng;

- Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn ở cấp độ đơn vị chức năng (phòng, ban); tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân, chịu trách nhiệm về kết quả công việc quản lý nhóm/bộ phận/tổ chức mà bản thân họ phụ trách.

7. Tại sao nên chọn ngành Quản lý công

Giữ nhiều vị trí quan trọng trong tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công có thể làm việc ở nhiều bộ phận, đơn vị quan trọng trong cơ quan nhà nước. Đảm nhiệm những công việc quản lý nhà nước, quản lý cơ quan thuộc khu vực công, tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị hoạt động từ địa phương đến trung ương. Cùng với đó, cử nhân Quản lý công vẫn có thể làm tư vấn quản lý, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Nhân viên hành chính làm việc trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước. Tiến hành các công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, liên quan mật thiết đến quản lý công.

Quản lý công là điều kiện cần cho các nhà quản lý

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang bước trên con đường hội nhập quốc tế đã đặt ra nhiều thách thức cho các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà nước. Trong đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà quản lý chuyên nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Để tạo nên thành công, một người quản lý cần phải có cả tài năng lẫn kỹ năng. Tài năng có thể là bẩm sinh nhưng kỹ năng quản lý có thể được phát triển thông qua việc đào tạo, cố vấn và kinh nghiệm làm việc.

Nắm bắt được xu hướng đó, chương trình đào tạo ngành Quản lý công đã xây dựng nhằm phát triển những kỹ năng quản lý với mục tiêu tạo ra những nhà quản lý với đầy đủ năng lực, chuyên môn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công hiện nay.

8. Cơ hội nghề nghiệp của cử nhân ngành Quản lý công

Theo thống kê số lượng sinh viên có việc làm tính đến ngày 31/12/2022 sau khi tốt nghiệp của ngành Quản lý công lên đến 89%.

Sinh viên của ngành Quản lý công – chuyên ngành Quản lý Tài chính công có thể làm việc ở những cơ quan, đơn vị nơi diễn ra các hoạt động quản lý tài chính công trên địa bàn cả nước thuộc phạm vi quản lý của 4 cấp chính quyền: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Cụ thể:

  • Cơ quan Quản lý Tài chính công tổng hợp như: cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và cơ quan Kế hoạch và Đầu tư…
  • Các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng... 
  • Các cơ quan được NSNN cấp kinh phí thuộc hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam…
  • Các cơ quan quản lý các quỹ ngoài ngân sách như: Dự trữ Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội, các quỹ công khác ngoài ngân sách nhà nước...

Có một số bạn trẻ sẽ phân vân khi lưa chọn chuyên ngành học này với lý do không biết học tài chính công có thể làm cho tư nhân không?

Câu trả lời là có! Dù ngành Quản lý công được đào tạo để phục vụ nhân lực cho các cơ quan nhà nước nhưng nếu bạn tham gia thêm một số khóa học về kinh tế, kế toán, bạn hoàn toàn có thể hoạt động trong các ngân hàng, công ty, doanh nghiệp, quỹ bảo hiểm, đầu tư. Các cử nhân ngành Quản lý công có thể làm chuyên viên trong các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận trong nước và quốc tế; hoặc tham gia quản lý trực tiếp các dự án của Nhà nước, quản lý dự án công như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng,…cũng như có cơ hội làm giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng; nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu; hay nhân viên tư vấn hoặc nghiên cứu viên trong các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước.

---------

Thông tin liên hệ:

Fan page Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: https://www.facebook.com/hnmu.edu.vn/ 

Fan page Tư vấn tuyển sinh trường Đại học Thủ đô Hà Nội: https://www.facebook.com/hnmutuyensinh/ 

Nhóm Facebook: https://www.facebook.com/groups/hnmu.edu.vn 

Zalo OA Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: 0986735072

24/04/2023 09:42:35 | Số lần xem: 470
9 phút