Những giá trị thực tiễn từ Hội thảo “Thăng Long - Hà Nội: Các hướng tiếp cận nghiên cứu”

Là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Nhà  trường, ngày 05/10/2018, khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã long trọng tổ chức Hội thảo “Thăng Long – Hà Nội: Các hướng tiếp cận và nghiên cứu”. Dự Hội thảo, về phía khách mời có các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Về phía trường Đại học Thủ đô Hà Nội, dự Hội thảo có PGS.TS.NGƯT. Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường; các Phó Hiệu trưởng, GS.TS. Đặng Văn Soa, TS. Đỗ Hồng Cường; đại diện các đơn vị trong trường; PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Khoa học Xã hội.

Là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Nhà  trường, ngày 05/10/2018, khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã long trọng tổ chức Hội thảo “Thăng Long – Hà Nội: Các hướng tiếp cận và nghiên cứu”. Dự Hội thảo, về phía khách mời có các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Về phía trường Đại học Thủ đô Hà Nội, dự Hội thảo có PGS.TS.NGƯT. Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường; các Phó Hiệu trưởng, GS.TS. Đặng Văn Soa, TS. Đỗ Hồng Cường; đại diện các đơn vị trong trường; PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Khoa học Xã hội. 

 

 

 PGS.TS.NGƯT. Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS.NGƯT. Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh, “Thăng Long – Hà Nội: Các hướng tiếp cận và nghiên cứu” là Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của trường khi trường mang tên gọi của Hà Nội. Trong tiêu chí hoạt động, Nhà trường luôn xác định hướng phát triển phải đảm bảo cả hai yếu tố, đó là vừa “Quốc tế hoá”  vừa “Hà Nội hoá”. “Quốc tế hoá” để sinh viên của trường có những kiến thức và kĩ năng làm việc hội nhập, phù hợp với yêu cầu của khu vực và thế giới. “Hà Nội hoá” để đào tạo những ngành phù hợp và mang đặc trưng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội, tạo ra sự khác biệt. Hiệu trưởng Bùi Văn Quân bày tỏ hi vọng, qua các Hội thảo, qua chương trình đào tạo, văn hoá, lối sống, tác phong của Thăng Long – Hà Nội sẽ ngấm và thấm nhuần trong mỗi sinh viên của Nhà trường. Hiệu trưởng Bùi Văn Quân cũng đề nghị, sau Hội thảo này, những kết quả nghiên cứu sẽ nhanh chóng được ứng dụng và triển khai trong thực tiễn giảng dạy; khoa Khoa học Xã hội sẽ tiếp tục nghiên cứu và triển khai các Hội thảo khác theo hướng ứng dụng này.

PGS.TS. Phạm Quốc Sử phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo “Thăng Long – Hà Nội: Các hướng tiếp cận và nghiên cứu” đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, học giả đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Ban tổ chức đã nhận được 26 tham luận của 23 tác giả. Các tham luận đã phác hoạ được bức tranh Văn hoá – Khoa học về lịch sử, địa lý, du lịch, giáo dục, quy hoạch, kiến trúc của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Các tham luận trình bày tại Hội thảo tập trung vào các nội dụng: “Quy hoạch và kiến trúc truyền thống đô thị Thăng Long – Hà Nội” của PGS.TS. Phạm Quốc Sử - PGS.TS. Triệu Thế Việt; “Danh sĩ Cao Bá Quát với Thăng Long – Hà Nội”; “Tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội từ yếu tố dân cư và đặc trưng tính cách con người” của TS. Lê Thị Thu Hương; “Đọc “Sự tích hồ Gươm” nghĩ quanh truyền thuyết “Hoàn Kiếm”” của PGS.TS. Lê Thời Tân – ThS. Nguyễn Văn Phương; “Hướng tiếp cận bản đồ học trong nghiên cứu lãnh thổ Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội ” của TS. Bùi Thị Thanh Hương; “Hiện thân của tâm thức văn hoá hay là một kết nối tâm linh tín ngưỡng – câu chuyện Thiền sư Từ Đạo Hạnh với nhóm các chùa chiền liên quan ở Hà Nội” của ThS. Trần Anh Tuấn; “Định hướng dạy học đọc hiểu “Chiếu dời đô” của Quang Trung (SGK Ngữ văn 11) từ góc độ văn hoá lịch sử” của ThS. Nguyễn Thị Mai Anh.

TS. Nguyễn Thị Tính trình bày tại Hội thảo

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS. Phạm Quốc Sử, Trưởng khoa Khoa học Xã hội đã gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Nhà trường cùng toàn thể các nhà khoa học, học giả đã tham gia và làm nên thành công của Hội thảo “Thăng Long – Hà Nội: Các hướng tiếp cận và nghiên cứu”. PGS.TS. Phạm Quốc Sử khẳng định, sự nghiệp nghiên cứu khoa học về Hà Nội là không giới hạn và tình yêu của các thế hệ đối với Hà Nội là vô bờ. Hội thảo này như là một món quà, là tình cảm của các nhà khoa học, học giả và giảng viên trường Đại học Thủ đô Hà Nội chào mừng kỷ niệm 1008 năm Thăng Long – Hà Nội và 60 năm ngày truyền thống của Nhà trường. Với tinh thần đó, Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp. 

Ngọc Hinh

08/10/2018 09:45:08 | Số lần xem: 1
5 phút