Giới thiệu Trung tâm Khoa học công nghệ và Quản lí thiết bị
1. Thông tin liên hệ
– Địa chỉ liên hệ: Tầng 2, Nhà H3 khu B Cơ sở 1 - Số 167 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
– Điện thoại: 024.3227.2335
– Email: ttkhcnqltb@hnmu.edu.vn
– Giám đốc: TS. Nguyễn Tiến Thăng
ĐỘI NGŨ TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ | |||
TS. Nguyễn Tiến Thăng Giám đốc | ThS. Nguyễn Thái Minh Phó Giám đốc |
ThS. Nguyễn Xuân Khuê Phó Giám đốc |
2. Chức năng, nhiệm vụ
* Công tác Khoa học Công nghệ
- Chủ trì công tác chuyển đổi số của Nhà trường.
- Nghiên cứu, đề xuất, phối hợp thực hiện các chương trình, dự án khoa học công nghệ, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm.
- Nghiên cứu, phát triển các chương trình, hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về khoa học công nghệ.
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ và tổ chức ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ.
* Công tác Quản lý thiết bị
- Quản lý, khai thác sử dụng các phòng máy tính, phòng thí nghiệm, thực hành, thiết bị công nghệ phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học một cách có hiệu quả; bảo đảm việc dạy học và thực hành, thí nghiệm không bị gián đoạn.
- Duy trì hoạt động, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp hệ thống internet, mạng nội bộ, máy chủ và toàn bộ các máy tính, máy in trong Trường.
- Quản lý kỹ thuật cơ sở hạ tầng số, hệ thống phần mềm dùng chung của Nhà trường; là đầu mối tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng hệ thống trang thiết bị công nghệ của Trường.
3. Thời gian thành lập
Trung tâm Khoa học – Công nghệ được thành lập vào ngày 6/6/2017 theo quyết định số 587/QĐ-ĐHTĐHN của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
4. Quá trình phát triển
Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm Khoa học – Công nghệ đã từng bước mở rộng đội ngũ nghiên cứu viên nhằm đáp ứng các nhiệm vụ phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới.
5. Định hướng phát triển
Trung tâm Khoa học – Công nghệ định hướng phát triển trung tâm trở thành một trong những đơn vị trọng điểm vể nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào thực tế, đi sâu vào những lĩnh vực khoa học mới như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu khối, vật liệu thông minh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng…