Giới thiệu ngành Công tác xã hội
GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
1. Giới thiệu chung
- Mã ngành: 7760101
- Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công tác xã hội
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung
2. Mục tiêu chương trình đào tạo
Đào tạo cử nhân Công tác xã hội theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có năng lực phát hiện, can thiệp và giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng; có năng lực nghiên cứu khoa học độc lập và hợp tác; kĩ năng tư duy phản biện và sáng tạo để giảng dạy, nghiên cứu, làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ công tác xã hội tại các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế; có khả năng khởi nghiệp, giải quyết được các vấn đề xã hội thực tiễn nảy sinh và thích ứng với môi trường làm việc thay đổi. Đồng thời, có năng lực tự học, phát triển bản thân và nghề nghiệp; có ý thức trách nhiệm, tự học và nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu thay đổi của thực tiễn xã hội.

Sinh viên ngành Công tác xã hội tham dự Hội thảo quốc tế
Chương trình được tổ chức đào tạo trong 4 năm học. Mỗi năm gồm 2 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có 15 tuần học và 3 tuần thi. Ngoài 2 học kỳ chính, Nhà trường còn tổ chức thêm một học kỳ phụ (học kì hè) để sinh viên có thể học vượt, học lại hoặc cải thiện điểm; mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần học và 1 tuần thi. Khối lượng tín chỉ tích lũy tối thiểu để hoàn thành CTĐT là 130 TC.

Để được công nhận tốt nghiệp sinh viên phải đạt CĐR Tin học và ngoại ngữ theo quy định về CĐR ngoại nhữ và tin học của Trường ĐHTĐHN (ban hành kèm theo Quyết định số 1678/QĐ-ĐHĐTHN ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội).

Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên ngành Công tác xã hội năm 2025
3. Cơ hội việc làm của ngành công tác xã hội
Sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc sau:
(i) Công chức chuyên môn, cán bộ quản lý tại các cơ quan hành chính nhà nước;
(ii) Nghiên cứu viên, bộ phận nhân sự, chăm sóc khách hàng, truyền thông, cán bộ dự án, trợ lý dự án, cán bộ vận động chính sách, giới và bình đẳng giới… tại các tổ chức phi chính phủ;
(iii) Nghiên cứu viên, bộ phận nhân sự, truyền thông…tại các viện trung tâm, cơ quan nghiên cứu về khoa học xã hội;
(iv) Nhân viên CTXH, nhân viên tham vấn tâm lý, kiểm huấn viên, bộ phận nhân sự, truyền thông…tại các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
(v) Nhân viên hỗ trợ hòa nhập, nhân viên CTXH tại các phòng CTXH trường học, trung tâm giáo dục đặc biệt, phòng công tác xã hội bệnh viện, trung tâm tư vấn tâm lý, tòa án…
(vi) Nhân viên tham vấn tâm lý, bộ phận nhân sự, chăm sóc khách hàng, truyền thông… tại các khu công nghiệp, chế xuất, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh;
(vii) Giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH, viện sau khi học nâng cao trình độ.

Ngành Công tác xã hội kí kết hợp tác với đơn vị sử dụng lao động để nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bắt đầu từ năm học thứ 2, người học ngành Công tác xã hội có thể đăng ký xét tuyển để theo học cùng lúc 2 chương trình như Giáo dục Tiểu học, Ngôn ngữ Anh, Luật, Công nghệ thông tin, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn.
- Sinh viên được cấp học bổng khuyến khích học tập hàng năm, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành.
- Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo Công tác xã hội có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học đúng chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng như các trường có chuyên ngành liên quan (quản lý giáo dục, tham vấn tâm lý học đường, giáo dục đặc biệt, xã hội học…) trong và ngoài nước.

Ngành Công tác xã hội kí kết hợp tác với đơn vị sử dụng lao động để nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành công tác xã hội thực tập tại phòng Công tác xã hội Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Sinh viên ngành công tác xã hội thực tập tại phòng Công tác xã hội tại các trường học
5. Thông tin tuyển sinh đại học ngành Công tác xã hội năm 2025
Chỉ tiêu tuyển sinh: 50
Tổ hợp môn xét tuyển:
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C14: Ngữ văn, Toán, GD Kinh tế và Pháp luật
Phương thức tuyển sinh năm 2025
👉 Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
👉 Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trên toàn quốc.
👉 Phương thức tuyển sinh
✅ Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
✅ Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên (trong thời hạn 2 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ) kết hợp điểm môn thi tốt nghiệp THPT. Không áp dụng với ngành Giáo dục thể chất.
✅ Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (học bạ). Không áp dụng đối với các ngành đào tạo giáo viên (trừ ngành Giáo dục thể chất).
✅ Phương thức 4: Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
✅ Phương thức 5: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025 để xét tuyển.
---------
Thông tin liên hệ:
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, là trường Đại học công lập trực thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Địa chỉ: 98 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website: https://hnmu.edu.vn/
Email: tuyensinh@daihocthudo.edu.vn
Hotline tuyển sinh: 0986735072
Fanpage: https://www.facebook.com/hnmu.edu.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCnx6eDkD8hPG9oxDGF7mlsA