Giới thiệu khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thông tin chung 

1. Thông tin liên hệ

- Văn phòng khoa:Tầng 1, Nhà H3, Cơ sở 1 (Số 98, phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội).

-  Điện thoại: 0243 834 1864.

Email: khxh@daihocthudo.edu.vn

- Trưởng khoa: PGS. TS. Vũ Công Hảo

ĐỘI NGŨ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

 

PGS. TS. Vũ Công Hảo

Trưởng khoa

TS. Nguyễn Ngọc Lan

Phó Trưởng khoa

TS. Nguyễn Thị Yến Thoa

Phó Trưởng khoa

 
Ngành Chính trị học  

 

 

TS. Dương Thị Nhẫn

Giám đốc chương trình

  
Ngành Tiến sĩ Quản lý giáo dục  

 

PGS.TS. Nguyễn Văn Tuân

Giám đốc chương trình

 

 

 

 

 

TS. Vũ Thị Quỳnh

Phó Giám đốc chương trình

 
Ngành Thạc sĩ Quản lý giáo dục   
 

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hải

Giám đốc chương trình

 

 

 

 

 

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh

Phó Giám đốc chương trình

 
Ngành Cử nhân Quản lý giáo dục   
 

TS. Nguyễn Thị Yến Thoa

Giám đốc chương trình

 

 

 

 

 

ThS. Đỗ Thị Thu Hằng

Phó Giám đốc chương trình

 
Ngành Tâm lý học  

TS. Bùi Hồng Minh

Giám đốc chương trình

   
Ngành Văn học  

TS. Nguyễn Thu Nga

Giám đốc chương trình

   
Ngành Luật   

 

 

 

 

 

ThS. Trần Thị Lệ Hằng

Phó Giám đốc chương trình

TS. Nguyễn Ngọc Lan

Giám đốc chương trình

  
Ngành Công tác xã hội   

 

 

TS. Phạm Thị Huyền Trang

Giám đốc chương trình

   
Trung tâm Tư vấn và Can thiệp sớm  

ThS. Vũ Thanh Nga

Giám đốc

   
Văn phòng khoa   

CN. Hồ Thị Thành

Giáo vụ

 

 

 

 

 

CN. Nguyễn Thuỳ Dương

Giáo vụ

  

2. Chức năng, nhiệm vụ

 Nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Khoa học chính trị; Xã hội học và nhân học; Văn học; Khu vực học; Tâm lý học; Công tác xã hội; Quản lý giáo dục; Pháp luật.

- Phân công và quản lý giảng dạy các môn học mà các giảng viên của Khoa đảm nhận cho các hệ đào tạo khác của Trường; liên kết, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục ngoài Trường về lĩnh vực được phân công. Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất mở các mã ngành đào tạo mới phù hợp năng lực đội ngũ, yêu cầu phát triển của Trường và đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Khoa thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Luật Giáo dục Đại học và Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

3. Giới thiệu về lịch sử khoa

Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập theo Quyết định số 921/QĐ-ĐHTĐHN ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Hiệu trưởng trường ĐH Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở sáp nhập các khoa: Khoa học Xã hội, Giáo dục Chính trị, Tâm lý - Giáo dụcBộ môn Luật thuộc khoa Kinh tế - Đô thị trước đây.

Về cơ cấu, hiện khoa gồm 06 ngành (Ngôn ngữ và Văn học; Lý luận Chính trị; Tâm lý học; Công tác xã hội; Quản lý giáo dục;  Luật) và 01 Trung tâm (Tham vấn học đường và can thiệp sớm).

Về đội ngũ, khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn có 48 cán bộ, giảng viên; trong đó gồm 3 PGS.TS, 18 TS, 26 Thạc sĩ và 01 Cử nhân (đang học Thạc sĩ). Hiện có 11 NCS, 03 người sắp bảo vệ.

Ngay sau khi có Quyết định thành lập, khoa đã thực hiện theo đúng Hướng dẫn số 1258/HD-ĐHTĐHN ngày 28 tháng 10 năm 2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội “Về việc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự các khoa trực thuộc Trường Đại học Thủ đô Hà Nội”, đã thành lập Hội đồng khoa, kiện toàn lãnh đạo các Tổ bộ môn, Trung tâm.

4. Các ngành đang tuyển sinh, đào tạo

* Ngành Quản lý giáo dục: Cung cấp các kiến thức tổng quát về hệ thống giáo dục thế giới và Việt Nam, kiến thức và kĩ năng chuyên ngành Quản lý giáo dục; giúp sinh viên nắm chắc và biết cách tổ chức, quản lý, kiểm tra, đánh giá… các hoạt động giáo dục vĩ mô và vi mô; trên cơ sở đó, thúc đẩy hoạt động giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Sau khi ra trường, sinh viên có thể trở thành các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý, giảng viên và chuyên viên tại các cơ sở giáo dục. Ngành Quản lý Giáo dục đã tuyển sinh và đào tạo trình độ Thạc sĩ các khóa 2018-2020, 2019-2021 và 2020-2022; đã xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở mã ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ.

 * Ngành Công tác xã hội: Cung cấp các kiến thức về Xã hội học nói chung, Xã hội học trong quản lý văn hóa, giáo dục nói riêng; trang bị cho sinh viên các kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa - xã hội; kĩ năng thuyết trình, vận động quần chúng; tổ chức các hoạt động phong trào… góp phần giữ vững kỉ cương, giảm trừ tệ nạn, hướng tới sự tiến bộ của xã hội và con người. Sinh viên ngành Công tác xã hội sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các phòng Văn hóa, phòng Lao động - Thương binh xã hội…; chuyên viên tư vấn trong các cơ sở y tế, trường học…; trở thành các nhà hoạt động, nghiên cứu về Xã hội học hoặc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục.

* Ngành Giáo dục đặc biệt: Cung cấp các kiến thức về Tâm lí học, Giáo dục học nói chung và các kiến thức chuyên ngành về Giáo dục đặc biệt nói riêng; rèn luyện cho sinh viên khả năng nhận biết và sử dụng tốt kiến thức, kỹ năng, phương pháp giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng đặc biệt, mắc các bệnh lý xã hội hay khuyết tật bẩm sinh… cần hỗ trợ và can thiệp. Trong quá trình học, sinh viên ngành Giáo dục đặc biệt được học hỏi nhiều chuyên gia, được thực hành tại các cơ sở và tại Trung tâm Tham vấn học đường và can thiệp sớm của trường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nhận công tác tại các cơ sở y tế, các Trung tâm giáo dục hòa nhập, Trung tâm tham vấn học đường; các trường Tiểu học, Mầm non; làm chuyên gia tư vấn hoặc giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Giáo dục đặc biệt hiện rất lớn. Sinh viên học ngành Giáo dục đặc biệt được miễn học phí toàn khóa.

* Ngành Luật: Cung cấp các kiến thức cơ bản của chương trình Cử nhân Luật; giúp sinh viên nắm vững hệ thống luật pháp của Nhà nước; tổ chức của ngành Lập pháp, Tư pháp và hoạt động của các đơn vị hành pháp, cơ quan thực thi pháp luật. Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Luật được thực tập tại chỗ tại Trung tâm Tư vấn và thực hành nghề Luật của trường; được trải nghiệm, thực hành các kĩ năng thông qua các hoạt động tư vấn và xét xử tại các địa phương… Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan tư pháp, hành pháp từ trung ương đến địa phương; làm việc trong các doanh nghiệp, đoàn thể, học đường trong vai trò là cán bộ pháp chế; làm luật sư; công chứng viên; nhân viên tư vấn pháp luật độc lập hoặc tham gia giảng dạy kiến thức pháp luật trong các nhà trường.

* Ngành Chính trị học: Trang bị hệ thống tri thức chính trị - xã hội cơ bản, giúp sinh viên am hiểu tình hình chính trị trong nước và quốc tế; thấm nhuần chủ nghĩa Mac-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư duy chính trị nhạy bén, độc lập, sáng tạo, năng lực thuyết trình, bình luận; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân tốt... Sau khi ra trường, sinh viên ngành Chính trị học có thể công tác trong các tổ chức, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị; giảng viên, giáo viên trong các nhà trường; phóng viên, biên tập viên, bình luận thời sự chính trịở các báo, đài trung ương và địa phương… Sinh viên ngành Chính trị học được miễn học phí toàn khóa.

* Ngành Văn học: (đang cập nhật)

21/02/2020 14:51:53 | Số lần xem: 1255
7 phút