Giới thiệu Trung tâm Bồi dưỡng nghề nghiệp và đánh giá năng lực
1. Thông tin liên hệ
Trung tâm Bồi dưỡng nghề nghiệp và đánh giá năng lực.
- Địa chỉ: Nhà H2 (Phòng 101, 102, 103), Cơ sở 1, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Điện thoại:
- Email: boiduongnghenghiep-dgnl@hnmu.edu.vn
- Phó Giám đốc phụ trách: ThS. Phạm Ngọc Bằng
ThS. Phạm Ngọc Bằng Phó Giám đốc phụ trách phòng | ThS. Phạm Thị Ngọc Bích Phó Giám đốc | ThS. Bùi Duy Đô Phó Giám đốc |
2. Chức năng, nhiệm vụ
* Công tác Bồi dưỡng nghề nghiệp
- Đề xuất, lập kế hoạch mở các lớp đào tạo đại học: Liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học theo hình thức chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa; Vừa làm vừa học cho đối tượng đã tốt nghiệp Trung học phổ thông; Đại học văn bằng 2.
- Tổ chức tuyển sinh, thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng người học. Tuyển sinh và quản lý người học. Xác định và công khai mức thu học phí theo khóa học của người học phù hợp với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Quản lý học viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quy chế đào tạo và quy chế công tác học sinh sinh viên.
- Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng, thi và cấp chứng chỉ - chứng nhận (nếu có) thuộc phạm vi chức năng.
* Công tác đánh giá năng lực
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và các chương trình khác do Trung tâm tổ chức. Tổ chức thi, cấp phát Chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin theo Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ thông tin và truyền thông và các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khác của hệ thống giáo dục quốc dân khác khi đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức việc đào tạo, thi và cấp các chứng chỉ: Nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế và nội địa; Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế ; các chứng chỉ khác (nếu có).
- Phối hợp, liên doanh, liên kết với các đơn vị ngoài trường trong việc ôn tập, tổ chức thi và cấp các loại chứng chỉ nhà trường chưa có đảm bảo đúng quy định.
- Cung cấp dịch vụ, liên doanh, liên kết tổ chức triển khai các hoạt động đánh giá năng lực cho các đơn vị ngoài trường và các cá nhân có nhu cầu (nếu có).
3. Thời gian thành lập
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nghề nghiệp được thành quyết định số 15/QĐ-ĐHTĐHN ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội
4. Quá trình phát triển
– Từ tháng 01/2016 – 03/2016 Trung tâm bước đầu xây dựng cơ cấu nhân sự bao gồm: ông Nguyễn Văn Tuân làm Giám đốc phụ trách và 02 nhân viên. Ngay sau khi thành lập Trung tâm triển khai ngay các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao như: Tổ chức công tác truyền thông tuyển sinh năm 2016; phối hợp với các đơn vị trong trường và các cơ sở giáo dục tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng các chương trình bồi dưỡng và tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các cá nhân và cơ sở giáo dục có nhu cầu.
– Từ 04/2016 – nay: Trung tâm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu nhân sự, bao gồm 07 cán bộ, trong đó 01 Giám đốc , 01 Phó Giám đốc và các chuyên viên. Các hoạt động truyền thông tuyển sinh được Trung tâm thực hiện chuyên nghiệp và mạng lại hiệu quả cao; các chương trình bồi dưỡng được các cơ sở giáo dục lựa chọn ngày càng nhiều, uy tín về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Trường với xã hội được nâng lên rõ rệt.
5. Thành tựu nổi bật và định hướng phát triển
Thành tựu nổi bật
* Về việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông
Trung tâm đã tham mưu với Ban giám hiệu trong xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và ngành đào tạo do đó, kết quả tuyển sinh các năm 2016; 2017; 2018 của Nhà trường luôn đủ chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT giao.
* Về thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng
– Về việc xây dựng các Đề án cấp phép cho Bồi dưỡng:Trung tâm đã xây dựng và trình Bộ GD&ĐT phê duyệt giao nhiệm vụ bồi dưỡng cấp chứng chỉ được 04 đề án: Đề án Bồi dưỡng cán bộ Quản lí giáo dục bậc Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT; Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ Tiếng Anh cho giáo viên Tiểu học; Đề án bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS; Đề án bồi dưỡng giáo viên các cấp học làm công tác tư vấn cho học sinh
– Về xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu ĐTBD Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các Khoa chuyên môn tổ chức xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành được 100 chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ, chứng nhận mới được các cơ sở giáo dục lựa chọn bồi dưỡng cho giáo viên và đánh giá có tính thực tiễn cao. Về tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng: Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã phối hợp với các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các Tỉnh thành mở được hàng trăm lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên. Năm 2016, Trung tâm đã tham gia gói thầu số 02: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV bậc Tiểu học và THCS” chương trình bồi dưỡng đang được triển khai rộng rãi trên 30 quận, huyện, thị xã với 52.120 học viên và trên 1000 lớp của thành phố Hà Nội; từ tháng 1/2018 đến nay Trung tâm đã mở được hàng trăm lớp bồi dưỡng thăng hạng giáo viên…
* Về công tác giới thiệu việc làm cho sinh viên
Cùng với các hình giới thiệu việc làm thông qua Website, tư vấn trực tiếp tại lớp học của sinh viên; năm 2017 Trung tâm đã phối hợp với 15 doanh nghiệp tổ chức ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên, ngày hội đã thu hút hàng ngàn sinh viên nhà trường tham gia qua đó đã có rất nhiều sinh viên kiếm được việc là phù hợp với ngành nghề đàotạo và nguyện vọng.
Định hướng phát triển
Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở sử dụng lao động, trong giai đoạn tới ngoài các chương trình bồi dưỡng giáo viên cho các cơ sở giáo dục đang thực hiện, Trung tâm sẽ triển khai xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng sang các mảng khác như du lịch, quản trị khách sạn, bồi dưỡng năng lực, kĩ năng cho cán bộ xã phường… cùng với phát triển các chương trình Trung tâmsẽ chú trọng công tác mở rộng địa bàn và phạm vi tuyển sinh. Ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tham gia các chương trình bồi dưỡng.