Thông tin ngành Giáo dục công dân

  1.  Ngành đào tạo: Giáo dục công dân

Phương thức tuyển sinh năm 2024: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập cấp THPT (học bạ) và các phương thức khác.

2. Tổ hợp xét tuyển (dự kiến)

- Toán học, Giáo dục công dân, Tiếng Anh (D84)

-  Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh (D66)

- Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh (D78)

-  Khoa học xã hội, Toán học, Tiếng Anh (D96)

3. Chỉ tiêu (dự kiến): 40

4. Điểm chuẩn năm 2023 (theo thang điểm 30): 25.19

5. Sinh viên được đào tạo những gì?

-       Các học phần nổi bật: Chuyên đề Kinh tế học, Chuyên đề pháp luật, Đạo đức học, Chuyên đề kĩ năng sống, Một số vấn đề về pháp luật lao động, Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp, Lí luận và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân.

-       Kĩ năng được đào tạo: Kĩ năng thiết kế và tổ chức kế hoạch bài dạy, kiểm tra đánh giá, phát triển chương trình môn Giáo dục công dân ở THCS và môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở THPT; kĩ năng thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống; kĩ năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng chuyên ngành Giáo dục công dân.

-       Các hoạt động thực hành/thực tập/thực hành nghề nghiệp: Sinh viên được tham gia 4 đợt thực tập sư phạm tại các trường THCS và THPT với các mô hình trường đa dạng (công lập, tư thục, liên cấp…).

6. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

-       Học bổng

-       Miễn giảm học phí

-       Giới thiệu việc làm

7. Chuẩn đầu ra?

-       Chuẩn đầu ra ngoại ngữ: Đạt được năng lực ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

-       Chuẩn đầu ra tin học: Đạt được kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

-       Chuẩn đầu ra kiến thức:

+ Trình bày được được hệ thống kiến thức về tâm lí lứa tuổi và giáo dục học trung học; kiến thức về nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình giáo dục.

+ Phân tích được mối liên hệ giữa kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên sâu về Đạo đức học, Kĩ năng sống, Kinh tế học, Pháp luật với nội dung chương trình giáo dục, dạy học môn Giáo dục công dân, Giáo dục Kinh tế và pháp luật cho học sinh trung học.

+ Liên hệ được kiến thức về lí luận và phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn môn Giáo dục công dân với việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học.

8. Cơ hội nghề nghiệp

-       Vị trí việc làm cụ thể trong các cơ quan/doanh nghiệp; cơ hội phát triển bản thân nếu làm việc ở vị trí đó

+ Giáo viên môn Giáo dục công dân ở THCS;

+ Giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở THPT;

+ Giáo viên dạy Kĩ năng sống ở trường phổ thông và các trung tâm giáo dục;

+ Nghiên cứu viên, chuyên viên tại các viện nghiên cứu giáo dục và các cơ sở giáo dục.

-       Cơ hội học tập nâng cao trình độ

+ Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học ngành Giáo dục công dân có thể tiếp tục học sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Giáo dục công dân, Giáo dục học và một số chuyên ngành gần.

+ Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học ngành Giáo dục công dân có thể học đại học văn bằng 2 theo nhu cầu ở các ngành phù hợp.

9. Liên hệ tư vấn

- Giảng viên Nguyễn Thị Xiêm: SĐT/Zalo: 0366624720; Facebook: Xiem Lily.

- Sinh viên Nguyễn Hà Phương: SĐT/Zalo: 0989104095; Facebook: Nguyễn Phương.

10. Fanpage của khoa, ngành:

Khoa Sư phạmTrường Đại học Thủ đô Hà Nội

11.  Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của khoa/ngành