Thông tin ngành Sư phạm Ngữ văn

1. Ngành đào tạo: Sư phạm Ngữ văn

2. Sinh viên được đào tạo những gì?

2.1. Các học phần nổi bật

Sinh viên ngành SP Ngữ văn được học các học phần về Văn học (Văn học dân gian, Văn học trung đại, Văn học hiện đại, Văn học thế giới, Văn học so sánh,...); các học phần Việt ngữ học (Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ âm tiếng Việt, Từ vựng tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Phong cách học, Văn bản học, Ngữ dụng học,...); các học phần về Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn (Phương pháp dạy học Ngữ văn, Dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp, Dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực học sinh, Phát triển chương trình nhà trường và môn Ngữ văn ở trường phổ thông,...)

2.2. Kĩ năng được đào tạo

Sinh viên ngành SP Ngữ văn được trau dồi các kĩ năng lập kế hoạch dạy học môn Ngữ văn, tổ chức các hoạt động dạy học Ngữ văn, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ trong môn Ngữ văn của học sinh, các kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, nghiên cứu khoa học,...

2.3. Các hoạt động thực tập, thực hành nghề nghiệp

Sinh viên ngành SP Ngữ văn được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngay từ học kì 1 và rèn luyện trong suốt 9 kì học. Thực tập sư phạm 4 lần ở các nhà trường THCS và THPT với các loại hình trường công lập, trường tư thục, trường Liên cấp, trường quốc tế,...

Bên cạnh các hoạt động học tập, thực tập thực hành, sinh viên SP Ngữ văn có cơ hội tham gia rất nhiều các hoạt động CLB, hội nhóm của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên của Khoa và Nhà trường.

3. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

-  Học bổng

-  Miễn giảm học phí

-  Giới thiệu việc làm

4. Chuẩn đầu ra

- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ

- Chuẩn đầu ra tin học

- Chuẩn đầu ra kiến thức

Tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học ngành SP Ngữ văn, cử nhân có kiến thức hệ thống và hiện đại về tâm lí lứa tuổi và giáo dục học Ngữ văn; về Việt ngữ học, Văn học; về Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

5. Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học ngành SP Ngữ văn, cử nhân có thể giảng dạy Ngữ văn ở trường THCS, THPT hoặc làm phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan truyền thông, các tạp chí, nhà xuất bản; nghiên cứu viên tại các cơ quan quản lý giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục,...

 Sau khi tốt nghiệp, cử nhân SP Ngữ văn có thể tiếp tục học sau đại học các chuyên ngành: Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận ngôn ngữ, Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ văn...

6. Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của SP ngành SP Ngữ văn