Thông tin ngành Giáo dục Đặc biệt

 

1. Giới thiệu chung

Mã ngành: 7140203

-  Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Giáo dục Đặc biệt

-  Thời gian đào tạo : 4 năm

-  Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

2. Phương thức tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã 301)

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định (Mã 408)

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (Mã 200)

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

Ghi chú: Mã phương thức xét tuyển và tên phương thức tương ứng:

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

200

Xét kết quả học tập THPT (học bạ)

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

408

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

 

 

 

 3. Tổ hợp xét tuyển (dự kiến)

- D78: Văn, KHXH, Tiếng Anh

- D14: Văn, Sử, Tiếng Anh

- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

- C00: Văn, Sử, Địa

4. Chỉ tiêu (dự kiến)

Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 (20: Xét kết quả tốt nghiệp THPT; 15: Xét kết quả học tập cấp THPT- học bạ; 5: Xét tuyển thăng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực  ngoại ngữ quốc tế)

5. Điểm chuẩn năm 2023 (theo thang điểm 30)

ü Điểm chuẩn theo phương thức điểm thi Tốt nghiệp THPT: 25.5

ü Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm học bạ: 26.81

ü Theo Chứng chỉ quốc tế: Bậc 3

6. Sinh viên được đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo tổng số 130 tín chỉ (32 tín chỉ chung, 81 tín chỉ khối kiến thức chuyên nghiệp, 9 tín chỉ thực tập, 8 tín chỉ Khoá luận tốt nghiệp (hoặc học phần thay thế).

- Sinh viên tốt nghiệp cử nhân khoa học ngành Giáo dục đặc biệt có năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ rối loạn phát triển; năng lực tham vấn phụ huynh, giáo viên các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở; có năng lực tự học, tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết vấn đề để phát triển bản thân đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn theo định ứng dụng nghề nghiệp của trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh đổi mới Giáo dục phổ thông và hội nhập quốc tế.

- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo ngành Giáo dục Đặc biệt theo định hướng ứng dụng, tăng cường năng lực thực hành của bản thân người học và phát triển để thích ứng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Sinh viên khi theo học ngành này được đào tạo để sử dụng thành thạo các kỹ năng mềm như thuyết trình, giao tiếp, tư vấn phụ huynh, chăm sóc sức khỏe bản thân và cho trẻ mầm non, tiểu học, thanh thiếu niên rối loạn phát triển khoa học.

7. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

Học ngành Giáo dục đặc biệt tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trải nghiệm một tiến trình thay đổi bản thân theo quá trình đào tạo, kết hợp lý thuyết trên lớp và thực hành tại các cơ sở, trung tâm can thiệp

- Cơ hội việc làm và phát triển chuyên môn tốt sau khi ra trường.

- Có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2 bằng đại học) như ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc, Luật, Kinh tế, Sư phạm Tiểu học, Công tác Xã hội...

  - Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp với thực tế xã hội, ngay từ năm thứ 2 sinh viên được thực tập tại các cơ sở giáo dục chăm sóc trẻ rối loạn phát triển có uy tín....tạo thuận lợi cho các em sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp.

  - Có cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án sáng tạo khởi nghiệp do Đoàn – Hội khoa, trường tổ chức.

  - Sinh viên được cấp học bổng khuyến khích học tập hàng năm, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành.

8. Cơ hội nghề nghiệp

Sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới để theo kịp bạn bè quốc tế. Do đó, ngành Giáo dục Đặc biệt ngày càng được chú trọng phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên mới ra trường:

- Sinh viên có thể học cùng lúc hai chương trình đào tạo các ngành như Giáo dục Tiểu học, Giáo dục mầm non, Giáo dục THCS, Ngôn ngữ Anh...

- Chuyên viên lĩnh vực giáo dục đặc biệt trong các cơ quan quản lý giáo dục tại các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo.

– Cán nghiên cứu trong các viện, trung tâm nghiên cứu về giáo dục đặc biệt của các Viện Nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng…

- Giảng viên giảng dạy chuyên ngành giáo dục đặc biệt tại các cơ sở đào tạo ngành Giáo dục đăc biệt.

- Giáo viên trực tiếp can thiệp tại các bệnh viện, trung tâm chuyên biệt các trẻ em RLPT

- Giáo viên dạy hòa nhập trong các trường mầm non và trung học phổ thông....

- Tiếp tục học sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) các chuyên ngành trong lĩnh vực Giáo dục đặc biệt.

- Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng được đào tạo và ngoại ngữ, học viên có khả năng tự nghiên cứu và tiếp cận nguồn tri thức liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước để cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng, năng lực nghiên cứu 

9. Liên hệ tư vấn

  ThS. Nguyễn Thị Huyền (Điện thoại: 0975724686)

  ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (Điện thoại: 0977773723)

  ThS. Vũ Thi Anh (Điện thoại: 0936398938)

10. Fanpage của khoa, ngành

- Fanpage khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn: https://m.facebook.com/khoakhoahocxahoinhanvanHNMU?mibextid=uzlsIk

- Fanpage ngành Giáo dục Đặc biệt: https://www.facebook.com/profile.php?id=100082920537768

11. Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của khoa/ngành

Sinh viên năm 3 thực tập tại Trường MN Thực hành Hoa Hồng của sinh viên ngành Giáo dục Đặc biệt

 

Lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp sinh viên ngành Giáo dục Đặc biệt 

Lễ nhận bằng tốt nghiệp sinh viên ngành Giáo dục Đặc biệt