Thông tin ngành Cử nhân Luật học

  1.  Giới thiệu về ngành Luật  

-         Mã ngành: 7380101

-         Tên văn bằng cử nhân tốt nghiệp: Cử nhân Luật học

-         Thời gian đào tạo: 04 năm

-         Hình thức đào tạo: Chính quy

2. Phương thức tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)

-         Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã 301)

-         Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định (Mã 408)

-         Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (Mã 200)

-         Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

Ghi chú: Mã phương thức xét tuyển và tên phương thức tương ứng:

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

200

Xét kết quả học tập THPT (học bạ)

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

408

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

 

 

 

3. Tổ hợp xét tuyển (dự kiến)

- D78: Văn, KHXH, Tiếng Anh

- D66: Văn, GDCD, Tiếng Anh

- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

- C00: Văn, Sử, Địa

4.  Chỉ tiêu (dự kiến)

-     Xét kết quả tốt nghiệp THPT: 55

-     Xét kết quả học tập cấp THPT- học bạ:  40

-     Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực  ngữ quốc tế): 5

-     Tuyển sinh vừa học vừa làm: 22

5. Điểm chuẩn năm 2023 (theo thang điểm 30)

Căn cứ Thông báo Về việc công bố điểm trúng tuyển tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy trường Đại học Thủ đô Hà Nội năm 2023 số 1164/TB-ĐHTĐHN/TS23, điểm trúng tuyển ngành Luật như sau:

Điểm trúng tuyển tham khảo ngành Luật năm 2023

Chỉ tiêu

Phương thức xét tuyển bằng điểm THPT

Phương thức xét tuyển bằng học bạ

150

23.50

24.87

 6. Sinh viên được đào tạo những gì?

Ngành Luật thuộc khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Đây là cơ sở giáo dục uy tín của đất nước và của Thủ đô về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực chuyên ngành Luật trình độ cử nhân chất lượng cao, góp phần quan trọng thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.

Với định hướng đào tạo thực chất, thực học thực nghiệp của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Luật không chỉ được trang bị về kiến thức chuyên môn về pháp luật, pháp lý; mà còn được trang bị kĩ năng cần thiết trong công việc, cũng như năng lực thực hành, phẩm chất nghề nghiệp của bản thân sinh viên được trau dồi và phát triển để thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, Sinh viên cũng được bồi dưỡng và rèn luyện năng lực và phẩm chất công dân toàn cầu, công dân Việt Nam, công dân Thủ đô đáp ứng theo yêu cầu định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

Ngành Luật ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống xã hội hiện đại, cũng như trong bối cảnh hội nhập phát triển của đất nước. Do đó, nhu cầu về nhân lực chuyên ngành luật có chất lượng đang rất cao và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ trong tương lai.

Thời gian đào tạo của ngành Luật của Trường Đại học thủ đô Hà Nội là 4 năm, học theo hình thức tín chỉ. Sau khi tốt nghiệp các bạn sẽ được cấp bằng cử nhân Luật học với nhiều cơ hội việc làm và học tập tốt trong tương lai. 

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể đăng kí học đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian đào tạo và tốt nghiệp sớm trước thời hạn so với thời gian của chương trình đào tạo.

7. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

Sinh viên ngành Luật, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được đào tạo và hỗ trợ vê học bổng, các chế độ chính sách và ciệc làm trong quá trình đào tạo, cụ thể:

- Sinh viên được cấp học bổng khuyến khích học tập hàng năm, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí theo quy định của pháp luật và chính sách hiện hành

- Cơ hội việc làm và phát triển chuyên môn tốt sau khi ra trường.

- Có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2 bằng đại học) để nâng cao, bồi dưỡng thêm bản thân trong quá trình học tập tại trường, như ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc, Kinh tế, Sư phạm Tiểu học, Giáo dục đặc biệt...

- Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp với thực tế xã hội. Với trên 40% thời lượng sinh viên được thực hành và thực tập nghề nghiệp tại các đơn vị thực tập như tòa án, văn phòng công chứng, văn phòng luật sư… tạo thuận lợi cho sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu bản thân và xã hội về nhân lực chất lượng cao.

- Có cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án sáng tạo khởi nghiệp do Đoàn – Hội khoa, trường tổ chức. Đặc biệt là hoạt động chuyên môn của câu lạc bộ luật WAH, cũng như hoạt động chuyên môn khác như: Phiên tòa giả định, Tọa đàm, tư vấn pháp luật…

8. Chuẩn đầu ra

Tốt nghiệp ngành luật, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

-         Về Kiến thức chuyên môn: Ngành luật đào tạo ra các cử nhân nắm vững kiến thức đại cương cho đến hệ thống kiến thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là những kiến thức chuyên ngành luật, pháp lý. Sinh viên ngành luật qua quá trình học tập sẽ dần có khả năng vận dụng lý thuyết, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp trong những lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội, đặc biệt là hình thành tư duy pháp lý.

-         Về Kỹ năng: Có kỹ năng giao tiếp, kĩ năng luật gia, kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tế... Sinh viên được rèn luyện kỹ năng tư duy pháp lý nhạy bén, độc lập, sáng tạo, năng lực thuyết trình, đánh giá; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân tốt... Có khả năng phân tích, đánh giá về các vấn đề pháp lý, đặc biệt là khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi về môi trường xã hội và các yếu tố có liên quan đến sự vận động và các quan hệ pháp lý trong nước và trên thế giới hiện nay.

9. Cơ hội nghề nghiệp

Sự phát triển của xã hội và đất nước đòi hỏi hiểu biết về pháp lý, nhu cầu pháp luật ngày càng cao, để đảm bảo quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền phát triển bền vững. Do đó, ngành Luật ngày càng được chú trọng phát triển và mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên mới ra trường, cụ thể:

– Các Luật sư, Công chứng viên, Chuyên viên pháp lý, Thừa phát lại… làm việc tại các Công ty Luật, Văn phòng Công chứng, Doanh nghiệp tư nhân;

– Cán bộ Tư pháp làm việc tại các Uỷ ban; Phòng ban trực thuộc cơ quan nhà nước; 

– Thẩm phán, Kiểm sát viên… làm việc tại Toà án hay tại Viện kiểm sát;

– Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trung tâm nghiên cứu về pháp luật của các trường đại học, cao đẳng…

– Giảng viên giảng dạy chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. 

– Nghiên cứu viên chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Luật. Đây là nền tảng giúp nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện thành công sau này. 

10. Liên hệ tư vấn

-         Đào Thị Hồng Ngọc (Điện thoại: 0911511683)

-         Hoàng Minh Đức (Điện thoại: 0974695075)

-         Vũ Minh Hằng (Điện thoại: 0363990680)

-         Ngô Khánh Linh (Điện thoại: 0394881514)

-         Nguyễn Trâm Anh (Điện thoại: 0387310733)

11. Fanpage của khoa, ngành

-         Fanpage khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn: https://m.facebook.com/khoakhoahocxahoinhanvanHNMU?mibextid=uzlsIk

12. Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của khoa/ngành