Hội thảo khoa học “Phát triển Tư duy Toán học trong lớp học”

Tiếp nối các hoạt động hợp tác phát triển giữa hai trường ĐH Thủ đô Hà Nội và hệ thống trường Hòa Bình – Latrobe – Hà Nội, vào 20/2 tại trường ĐH Thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Phát triển Tư duy Toán học trong lớp học” do GS.TS Isoda Masami, Giám đốc Viện Hợp tác Quốc tế về Phát triển Giáo dục (CRICED), trường đại học Tsukuba, Nhật Bản trình bày.

Hội thảo khoa học “Phát triển Tư duy Toán học trong lớp học” tập trung giới thiệu với các đại biểu 3 nội dung chính: Thái độ toán học; Tư duy toán học liên quan đến phương pháp toán học chung; Tư duy toán học liên quan đến bối cảnh toán học. Nội dung của chính của Hội thảo nằm trong nghiên cứu về Phát triển Tư duy Toán học đã được trình bày trong cuốn “Mathematical Thinking: How to develop it in the classroom” của GS. TS Isoda Masami do nhà xuất bản World Scientific ấn hành năm 2012.

GS.TS Isoda Masami, Giám đốc Viện Hợp tác Quốc tế về Phát triển Giáo dục (CRICED), ĐH Tsukuba, Nhật Bản

Về thái độ Toán học, GS. TS Isoda cho rằng thái độ của người học Toán rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và kết quả học tập. Người dạy Toán cần cho người học thấy “vẻ đẹp Toán học” và hứng thú với lĩnh vực này. Để có một “thái độ toán học” đúng, người dạy và học cần cố gắng tự mình nắm bắt của một vấn đề riêng hoặc mục tiêu hay bản chất rõ ràng; xây dựng câu hỏi; duy trì một ý thức về vấn đề giải quyết; khám phá các vấn đề toán học trong các hiện tượng; có những hành động hợp lý, phù hợp với các mục tiêu; thiết lập một quan điểm; suy nghĩ dựa trên những dữ liệu có thể được sử dụng, các mục trước đây đã học, và đưa giả định; thể hiện những vấn đề rõ ràng và đơn giản; ghi lại và truyền đạt vấn đề và kết quả rõ ràng và đơn giản; sắp xếp và tổ chức các đối tượng khi thể hiện chúng; tìm kiếm những điều tốt hơn; nâng cao tư duy từ các mức cụ thể cho các mức độ trừu tượng; đánh giá suy nghĩ cả khách quan và chủ quan, và để tinh chỉnh suy nghĩ

Về Tư duy toán học liên quan đến phương pháp toán học chung có các kiểu: Tư duy quy nạp; suy luận tương tự; suy luận diễn dịch; tích hợp; phát triển; trừu tượng; đơn giản hoá; khái quát; Tư duy chuyên biệt; Tư duy biểu tượng; Tư duy với số, số lượng, và biểu bảng.

Về Tư duy toán học liên quan đến bối cảnh toán học, GS. TS Isoda nhấn mạnh cần: Làm rõ tập hợp của các đối tượng để xem xét và đối tượng từ tập hợp, và làm rõ các điều kiện để bao hàm; Tập trung vào các yếu tố cấu thành (đơn vị) và kích cỡ và các mối quan hệ của họ (ý tưởng đơn vị); tư duy dựa trên các nguyên tắc cơ bản của biểu đạt; làm rõ và mở rộng ý nghĩa của sự vật và các hoạt động, và cố gắng để suy nghĩ dựa trên đó (ý tưởng của hoạt động); cố gắng để hình thức hóa phương thức hoạt động; nắm bắt được bức tranh lớn của các đối tượng và các hoạt động, và sử dụng kết quả của sự hiểu biết này; tập trung vào quy tắc, tính chất cơ bản; tập trung vào những gì được xác định theo quyết định của một người, để tìm quy tắc của các mối quan hệ giữa các biến và sử dụng như nhau (chức năng tư duy); thể hiện các mệnh đề và các mối quan hệ như công thức, và đọc ý nghĩa của chúng (ý tưởng của hình thức).

Bên cạnh thuyết trình các nội dung chuyên môn liên quan đến Tư  duy toán học trong lớp học, GS. TS Isoda cũng giới thiệu với hội thảo các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa của giáo dục Nhật Bản. Phần trình bày của GS. TS Isoda đã được các đại biểu đón nhận nồng nhiệt và mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho giảng viên và sinh viên, học sinh hai trường.

GS.TS Isoda là thành viên của nhiều Tạp chí, Tổ chức quốc tế nghiên cứu về Giáo dục; là GS danh dự của nhiều trường ĐH và là tác giả của nhiều cuốn sách, bài báo quốc tế. Trường ĐH Tsukuba là trường ĐH uy tín của Nhật Bản về nghiên cứu, đào tạo giáo viên và hệ thống trường Thực hành nổi tiếng tại Tokyo. Trường được xếp hạng thứ 2 tại Nhật Bản và xếp thứ thứ nhất về tỉ lệ sinh viên quốc tế tại trường.

Ngọc Hinh – Ngọc Vinh

 



Tin khác