Thông tin tuyển sinh khoa Văn hoá - Du lịch

1. Giới thiệu về khoa Văn hoá - Du lịch 

  1. 1.    Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa Văn hóa – Du lịch được thành lập vào ngày 08/01/2016. Khoa Văn hóa – Du lịch là khoa đầu tiên đào tạo theo hướng đa ngành khi Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội vào ngày 31/12/2014 . Hiện nay khoa đào tạo 3 mã ngành: Việt Nam học, Quản trị khách sạn, Quản trị DVDLLH

Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, hiện nay khoa có 3 bộ môn và 1 trung tâm: Bộ môn Du lịch, Bộ môn Văn hóa – Nghệ thuật, Bộ môn Nghiệp vụ, Trung tâm Hán Nôm và Trung Quốc học. Khoa có 23 cán bộ giảng viên với 7 Tiến sĩ, 16 Thạc sĩ thuộc các chuyên ngành Văn hóa, Du lịch, Khách sạn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm giảng dạy có thể đáp ứng được phần lớn các học phần chuyên ngành. Ngoài ra, Khoa có đội ngũ chuyên gia cố vấn, thỉnh giảng, cộng tác viên hùng hậu có trình độ chất lượng cao từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý văn hóa du lịch, các công ty, doanh nghiệp lữ hành, lưu trú có uy tín tại Hà Nội và trên cả nước như: GS.TS. NGND Nguyễn Quang Ngọc, TS. Nguyễn Văn Lưu, PGS.TS. Trần Đức Thanh, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, TS. Trương Minh Tiến, PGS.TS, Lê Anh Tuấn, TS. Lê Văn Minh…

Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho ngành văn hóa du lịch, khách sạn, dịch vụ… tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhân lực cho ngành công nghiệp không khói của Thủ đô và cả nước, Khoa Văn hóa – Du lịch của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội xác định lộ trình và định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng, nâng cao khả năng thích ứng với công việc của sinh viên ngay từ trên giảng đường. Hiện nay, bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, Khoa Văn hóa – Du lịch đã xây dựng xong chương trình đào tạo POHE với thời lượng đào tạo liên kết tại các doanh nghiệp lên đến 50-60% tổng thời lượng chương trình.

Để đáp ứng nhu cầu lao động của thị trường lao động trong và ngoài nước, đầu ra các ngành đào tạo của khoa đều có hướng mở với việc đào tạo ngành kép hoặc đào tạo thêm các kỹ năng bổ trợ để sinh viên ra trường có thể công tác được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành Việt Nam học với định hướng nghề nghiệp theo ba hướng quản lý văn hóa, hướng dẫn viên du lịch và truyền thông báo chí, tổ chức sự kiện. Ngành quản trị khách sạn với định hướng không chỉ làm việc ở các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng mà còn có thể tham gia các dịch vụ khác của ngành du lịch. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành có thể làm việc trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, khách sạn, quản trị… Điều này không chỉ tạo sự linh hoạt, tương hỗ trong đào tạo mà còn tăng thêm cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tập, thực tế, thực hành,… tại các cơ sở và địa điểm bên ngoài trường. Hội thi nghiệp vụ du lịch thường niên được tổ chức là một sân chơi tích cực cho sinh viên trong cả học tập và rèn luyện. Qua hội thi nghiệp vụ, sinh viên các lớp, các ngành được giao lưu, rèn luyện tăng cường khả năng thực hành ứng dụng của sinh viên sau khi kết thúc môn học.

    Với quan điểm,  nhà trường chính là cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp và  để thực hiện cam kết về chất lượng đào tạo và đầu ra cho sinh viên-những nguồn lực tương lai, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Khoa Văn hóa – Du lịch tiến hành đàm phán,  hợp tác liên kết với gần 30 đối tác là các doanh nghiệp , cơ sở, tập đoàn, công ty, khách sạn, nhà hàng có uy tín trong lĩnh vực du lịch, văn hóa.

Về nhóm ngành khách sạn, đơn vị liên kết đào tạo cùng khoa có Trường Quốc tế quản trị khách sạn CHM Trường trung cấp kinh tế du lịch Hoa sữa Khách sạn Melia Hà Nội. Khách sạn Lotte Hà Nội , Khách sạn Deawoo, Khách sạn Cầu Giấy, Khách sạn Crown …

Về nhóm ngành du lịch-lữ hành, khoa đã liên kết với Công ty CP Hanoi redtour, Công ty Hà Nội Tuorist, Công ty TNHH Vietrantour, Công ty cổ phần truyền thông Du lịch Việt, Công ty cổ phần dịch vụ Quôc tế Việt Viettourist, Công ty TNHH Thương mại du lịch lữ hành quốc tế Win Win, Công ty du lịch Ánh Dương, Công ty  du lịch Hòa Bình, Công ty cổ phần xe điện Đồng Xuân, Xí nghiệp xe buýt Yên Viên, Sân bay Nội Bài…

Về nhóm cơ sở di tích văn hóa, bảo tàng, cơ quan báo chí: Ban quản lí di tích nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Bảo tàng tân tộc học, Báo Kinh tế - Đô thị, Tạp chí Du lịch, Sở Văn hóa Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, các phòng Văn hóa quận Hoàn Kiếm, Long Biên…

Đặc biệt, nhằm mở rộng liên kết đào tạo, mở rộng môi trường học tập, tạo thêm các cơ hội bứt phá mới cho sinh viên, từ năm 2020, Khoa có định hướng liên kết đưa sinh viên sang thực tập tại các đơn vị ở nước ngoài. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực kết nối không ngừng của khoa sẽ đem lại cho sinh viên một chương trình đào tạo tốt nhất, giúp sinh viên được học tập rèn luyện trong những môi trường chất lượng cao.

  1. 2.    Chức năng nhiệm vụ

Khoa Văn hóa – Du lịch là đơn vị chuyên môn trực thuộc Trường có chức năng nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn các chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa và du lịch.

Khoa được phân công quản lý và giảng dạy các môn học mà các giảng viên của khoa được giao đảm nhiệm cho các hệ đào tạo khác trong trường; liên kết, hợp tác, đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục trong và ngoài trường về lĩnh vực văn hóa, du lịch.

Khoa Văn hóa Du lịch thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường và Điều lệ trường Đại học, Luật Giáo dục đại học hiện hành.

  1. 3.    Các thành tích đạt được

Mặc dù mới được thành lập 4 năm với muôn vàn khó khăn, nhưng Khoa Văn hóa – Du lịch đã bước đầu đạt được những thành tích đáng khích lệ, khoa có 2 năm đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, có 4 cá nhân được UBND Thành phố tặng Bằng khen. Sinh viên của khoa tham gia nhiều cuộc thi và đều đạt được giải cao như giải nhất Hội thi Rung chuông vàng 2019, Giải Nhì Fesival 2019, Giải thi thi Ý tưởng khởi nghiệp cho nữ sinh viên toàn quốc….

 

2. Một số thông tin về các ngành tuyển sinh

 

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

  1. 1.    Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Quản trị Khách sạn có nhận thức chính trị đúng đắn; có kiến thức và hiểu biết chuyên môn toàn diện; có kĩ năng thực hành căn bản; có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm; có năng lực tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết các vấn đề thuộc ngành được đào tạo; có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các tổ chức tiếp nhận làm việc.

  1. 2.    Chương trình đào tạo

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị khách sạn (4 năm) theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE), trong đó 50% thời lượng sinh viên sẽ  được đào tạo, thực hành tại các doanh nghiệp liên kết với Khoa: Khách sạn Daewoo, Khách sạn Lotte Hà Nội, Khách sạn Melia Hà Nội, Khách sạn Intercontinental Hanoi Westlake,  Crown Palaza West Hanoi.

  1. 3.    Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Nhân viên quản lý, điều hành tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 – 5 sao;

Nhân viên quản lý, điều hành các bộ phận tác nghiệp và chức năng tại các cơ sở lưu trú, các khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp quốc tế;

Nhân viên quản lý tại các cơ sở kinh doanh nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch khác;

Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn về du lịch và khách sạn;

Nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế du lịch, quản lý khách sạn tại các viện, trung tâm nghiên cứu;

Giảng viên giảng dạy chuyên ngành du lịch và khách sạn tại các cơ sở đào tạo;

  1. 4.    Lợi thế khi được đào tạo tại Khoa

Là Trường Đại học duy nhất của Thành phố Hà Nội đào tạo ngành khách sạn – du lịch với đội ngũ giảng viên 100% đạt chuẩn giảng viên đại học (trong đó: 4 TS, 14ThS) với kinh nghiệm giảng dạy chất lượng cao, tận tụy và tâm huyết với nghề.

Chương trình đào tạo được đổi mới toàn diện theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp với thực tế xã hội. 50% thời lượng sinh viên được đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp.

Phòng học thực hành được trang bị tiện nghi, hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao giúp sinh viên thực hành nhuần nhuyễn được các nghiệp vụ trong khách sạn: bàn, bar, buồng, bếp,lễ tân.

NGÀNH VIỆT NAM HỌC

 

1/ Định hướng đào tạo

a)  Hướng dẫn viên Du lịch

b)  Truyền thông Văn hóa

c)  Nghiên cứu Văn hóa

d)  Quản lý Di sản văn hóa

2/ Cơ hội nghề nghiệp, vị trí việc làm, cơ quan tuyển dụng

 

3/ Cơ hội phát triển chuyên môn, học tập

- Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học thuộc chuyên ngành Việt Nam học, Quản lý Văn hóa, Văn hóa học, Truyền thông báo chí, Du lịch học, Quản trị Khách sạn, Quản trị Lữ hành,... ở các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài.

Trong thời gian học tập tại trường Đại học Thủ đô, sinh viên được học song song văn bằng 2 theo nhu cầu của sinh viên.

9/ Lợi tích được thụ hưởng khi học tập tại Khoa Văn hóa Du lịch

- Được học tập và rèn luyện trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp;

- Được giới thiệu việc làm phù hợp với thời gian học tập của sinh viên theo đúng chuyên môn được đào tạo;

- Được các Giảng viên, chuyên gia có trình độ cao giảng dạy;

- Các học phần đào tạo đảm bảo ít nhất 50% thực hành;

- Được tham gia các hoạt động Đoàn, Hội nhằm phát triển toàn diện,…

 

NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

  1. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân đại học về Quản trị Lữ hành có phẩm chất đạo đức, chính trị sức khỏe tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về quản lý, kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành; có năng lực chuyên sâu về quản trị lữ hành; có khả năng tư duy độc lập và tự đào tạo, thích nghi với yêu cầu của công việc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Chương trình đào tạo

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (4 năm) theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE).

3. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp

   - Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành chương trình du lịch, nhân viên marketing và truyền thông, nhân viên kinh doanh và chăm sóc khách hàng, tư vấn lữ hành… trong doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đại lý lữ hành, các doanh nghiệp du lịch (hãng hàng không, hãng vận chuyển, khu du lịch, khu vui chơi giải trí liên hợp, công ty tổ chức sự kiện…)

- Trưởng nhóm nghiệp vụ, giám sát, quản lí bộ phận, quản lý chung tại các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

- Chuyên viên, cán bộ quản lí tại các cơ quan quản lí nhà nước, đơn vị sự nghiệp có liên quan đến du lịch và lữ hành (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Vụ Lữ hành, Sở Du lịch, báo chí, bảo tàng...)

- Nghiên cứu viên, giảng viên làm việc tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch, các viện nghiên cứu về du lịch,các hội và hiệp hội du lịch.

 4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

 - Tiếp tục học sau đại học các chuyên ngành trong lĩnh vực du lịch, kinh doanh du lịch, quản trị kinh doanh...

- Tiếp tục học các chứng chỉ nghiệp vụ chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo.

- Học liên kết với các trường đại học quốc tế có các môn học tương ứng theo hình thức 2+2 hoặc 3+1.

- Học đại học văn bằng 2 ở các ngành phù hợp.

5. Lợi ích được thụ hưởng khi theo học tại khoa

            - Thời lượng thực hành chiếm trên 70% thời lượng học tập. Được đào tạo tại tại các doanh nghiệp có liên kết với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Công ty Cổ phần Hanoi Redtours, Công ty TNHH Vietrantour, Công ty TNHH Lữ hành và Dịch vụ Quốc tế Ánh Dương, Công ty Cổ phần Dịch vụ Quốc tế Việt Viettourist… Được nghe chuyên gia nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Có cơ hội thực tập (có lương) tại các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế.

            - Tùy theo khả năng ngoại ngữ và nhu cầu, người học có thể học một số nghiệp vụ tại các trường đại học nước ngoài có mối quan hệ với nhà trường.

            - Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cao, dày dặn kinh nghiệm, có chứng nhận đào tạo viên VTCB.

            - Có cơ hội nhận được chứng chỉ điều hành và hướng dẫn viên do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ.

Khoa Văn hoá - Du lịch

 



Tin khác