Thông tin chung Trung tâm nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp

 1. Thông tin liên hệ

- Liên hệ: TT Phát triển nghề nghiệp, Tầng 1 Nhà Hiệu bộ B

- Điện thoại: 024. 3253.5212

- Email: ttncptnn@daihocthudo.edu.vn

- Giám đốc: TS. Bùi Ngọc Kính

- Phó Giám đốc: ThS. Bùi Duy Đô

2. Thời gian thành lập

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nghề nghiệp được thành quyết định số 15/QĐ-ĐHTĐHN ngày 08 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội

3. Quá trình phát triển

– Từ tháng 01/2016 – 03/2016 Trung tâm bước đầu xây dựng cơ cấu nhân sự bao gồm: ông Nguyễn Văn Tuân làm Phó GĐ phụ trách và 02 nhân viên. Ngay sau khi thành lập Trung tâm triển khai ngay các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao như: Tổ chức công tác truyền thông tuyển sinh năm 2016; phối hợp với các đơn vị trong trường và các cơ sở giáo dục tổ chức khảo sát nhu cầu, xây dựng các chương trình bồi dưỡng và tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các cá nhân và cơ sở giáo dục có nhu cầu.

– Từ 04/2016 – nay: Trung tâm xây dựng và hoàn thiện cơ cấu nhân sự, bao gồm 07 cán bộ, trong đó 01 giám đốc là ông Bùi Ngọc Kính, 01 phó giám đốc là ông Bùi Duy Đô và 05 chuyên viên. Các hoạt động truyền thông tuyển sinh được Trung tâm thực hiện chuyên nghiệp và mạng lại hiệu quả cao; các chương trình bồi dưỡng được các cơ sở giáo dục lựa chọn ngày càng nhiều, uy tín về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Trường với xã hội được nâng lên ro rệt.

4. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về công tác truyền thông tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh hàng năm của nhà trường, về quản lý, tổ chức đào tạo liên thông và các loại hình đào tạo của Giáo dục thường xuyên theo đúng quy định của Pháp luật và các quy định của Trường.

Nhiệm vụ 

4.1. Xây dựng cơ chế hoạt động và kế hoạch hoạt động của Trung tâm theo mô hình đơn vị tự hạch toán, bổ sung cho nguồn tài chính của Trường.

4.2. Nắm bắt nhu cầu xã hội, đề xuất, lập kế hoạch mở các lớp đào tạo liên thông bậc Cao đẳng, Đại học theo hình thức chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa.

4.3. Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các đơn vị trong Trường tổ chức, thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.

4.4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu của quy chế đào tạo và quy chế công tác sinh viên; giống như áp dụng đối với sinh viên Cao đẳng, Đại học chính quy.

4.5. Chủ trì trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng và điều kiện đảm bảo để tổ chức đào tạo trực tuyến của trường.

4.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

5. Thành tựu nổi bật và định hướng phát triển

Thành tựu nổi bật

* Về việc thực hiện nhiệm vụ truyền thông

Trung tâm đã tham mưu với Ban giám hiệu trong xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức truyền thông phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và ngành đào tạo do đó, kết quả tuyển sinh các năm 2016; 2017; 2018 của Nhà trường luôn đủ chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT giao.

* Về thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng

– Về việc xây dựng các Đề án cấp phép cho Bồi dưỡng:Trung tâm đã xây dựng và trình Bộ GD&ĐT phê duyệt giao nhiệm vụ bồi dưỡng cấp chứng chỉ được 04 đề án: Đề án Bồi dưỡng cán bộ Quản lí giáo dục bậc Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT; Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ Tiếng Anh cho giáo viên Tiểu học; Đề án bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS; Đề án bồi dưỡng giáo viên các cấp học làm công tác tư vấn cho học sinh

– Về xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu ĐTBD Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các Khoa chuyên môn tổ chức xây dựng, trình Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành được 100 chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ, chứng nhận mới được các cơ sở giáo dục lựa chọn bồi dưỡng cho giáo viên và đánh giá có tính thực tiễn cao. Về tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng: Từ khi thành lập đến nay Trung tâm đã phối hợp với các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các Tỉnh thành mở được hàng trăm lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên. Năm 2016, Trung tâm đã tham gia gói thầu số 02: “Bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho GV bậc Tiểu học và THCS” chương trình bồi dưỡng đang được triển khai rộng rãi trên 30 quận, huyện, thị xã với 52.120 học viên và trên 1000 lớp của thành phố Hà Nội; từ tháng 1/2018 đến nay Trung tâm đã mở được hàng trăm lớp bồi dưỡng thăng hạng giáo viên…

* Về công tác giới thiệu việc làm cho sinh viên

Cùng với các hình giới thiệu việc làm thông qua Website, tư vấn trực tiếp tại lớp học của sinh viên; năm 2017 Trung tâm đã phối hợp với 15 doanh nghiệp tổ chức ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên, ngày hội đã thu hút hàng ngàn sinh viên nhà trường tham gia qua đó đã có rất nhiều sinh viên kiếm được việc là phù hợp với ngành nghề đàotạo và nguyện vọng.

Định hướng phát triển

Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở sử dụng lao động, trong giai đoạn tới ngoài các chương trình bồi dưỡng giáo viên cho các cơ sở giáo dục đang thực hiện, Trung tâm sẽ triển khai xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng sang các mảng khác như du lịch, quản trị khách sạn, bồi dưỡng năng lực, kĩ năng cho cán bộ xã phường… cùng với phát triển các chương trình Trung tâmsẽ chú trọng công tác mở rộng địa bàn và phạm vi tuyển sinh. Ưu tiên xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tham gia các chương trình bồi dưỡng