Vấn đề đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay

Sáng 15/11, Trường Đại hc Thủ đô Hà Ni đã t chc Hi tho khoa hc vi chủ đề “Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay”. Tham d Hi tho, v phía khách mi có PGS.TS. Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Vit Nam; ThS. Phạm Thị Thanh Hiển, Hiệu trưởng trường Mầm non Tuổi Thần Tiên. V phía Trường Đại hc Thđô Hà Ni, điu hành và ch trì Hi tho có PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiu trưởng Nhà trường; cùng d có TS. Nguyễn Văn Tuân, Phó hiu trưởng Nhà trường; lãnh đạo một số đơn vị cùng các cán b, ging viên và sinh viên khoa Sư Phạm. 

 PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc Hội thảo

 Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Trưởng Ban tổ chức nhấn mạnh: Trong không khí vui mừng rộn ràng của những ngày tháng 11 này, Hội thảo cấp trường về đào tạo giáo viên là một điểm sáng về mặt khoa học hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Hội thảo đã đề cập đến các góc độ tiếp cận khác nhau trong việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Kết quả nghiên cứu từ Hội thảo sẽ sớm được Nhà trường triển khai vào thực tiễn giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

 

TS. Trần Thị Hà Giang, Trưởng khoa Sư phạm 

Hội thảo được chia thành hai phiên thảo luận: Toàn thể và các tiểu ban. Có 19 báo cáo được trình bày tại 4 phiên thảo luận. Trong đó, tại phiên toàn thể, Hội thảo đã nghe 01 báo cáo đề dẫn và 05 tham luận của các nhà khoa học, giảng viên về các vấn đề chung trong đào tạo giáo viên gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa và chuyển đổi số hiện nay. Các nhà khoa học đã trao đổi sôi nổi những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở phổ thông, đặc biệt là sự chuyển hóa vào quá trình đào tạo giáo viên trong bối cảnh cụ thể ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Các giải pháp được các báo cáo viên đưa ra có ý nghĩa cả lí luận và thực tiễn định hướng giúp cho việc đào tạo giáo viên thời gian tới có sự phát triển chất lượng hơn nữa.

Đối với phiên song song 3 tiểu ban đã được chia ra theo bậc học với những trao đổi về khoa học và chuyên môn rất đặc thù. Tại Tiểu ban 1: Các đại biểu đã thảo luận về vấn đề về đào tạo giáo viên Mầm non.  06 báo cáo ở Tiểu ban 1 đã đặc biệt quan tâm tới sự ra đời của Chương trình Giáo dục Mầm non mới ban hành năm 2021 và những phương án chuyển hóa vào chương trình đào tạo ngành Giáo dục Mầm non tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Báo cáo mới của phiên này cho thấy sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ, thực chất của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với hệ thống các trường Mầm non trên địa bàn. Các ý kiến trao đổi đều thống nhất về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành Mầm non, sự cần thiết phải đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn đang đổi mới từng ngày của ngành học Mầm non trong bối cảnh hiện nay.

Thảo luận tại Tiểu ban 1 - Vấn đề đào tạo giáo viên Mầm non

Tiểu ban 2 đã thảo luận các vấn đề về đào tạo giáo viên Tiểu học. Các báo cáo của Tiểu ban Tiểu học đi sâu vào từng môn học, hoạt động giáo dục đã và đang được thực hiện theo chương trình và sách giáo khoa mới ở Tiểu học hiện nay và những vấn đề đặt ra trong đào tạo giáo viên Tiểu học. Đặc biệt sự khác biệt về tiếp cận 1 chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa đang được triển khai trong các trường học trong đối sánh với chương trình đào tạo giáo viên tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cũng được đặt ra như là một vấn đề cần nghiên cứu kĩ để sinh viên được tiếp cận sớm và làm chủ. Các ý kiến trao đổi chủ yếu xoay quanh việc làm sao để tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học của trường với các mô hình đào tạo tiên tiến đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố.

Tiểu ban 2: vấn đề đào tạo giáo viên Tiểu học

Tiểu ban 3 là các vấn đề về đào tạo giáo viên Trung học. Đối với khối Trung học, các báo cáo phân mảng về các chuyên ngành khác nhau nhưng trong bối cảnh cụ thể của chương trình mới hiện nay thì các môn tích hợp như Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí được nhiều giảng viên, các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề khó khăn khi triển khai bồi dưỡng giáo viên để tổ chức dạy học liên môn đã được đặt ra như là một vấn đề lớn nhất trong đào tạo giáo viên Trung học đáp ứng chương trình mới hiện nay. Bên cạnh đó các chuyên ngành đơn môn cũng được quan tâm nghiên cứu với các báo cáo đến từ các khoa khác nhau có đào tạo giáo viên trong toàn trường…

Tiểu ban 3: vấn đề đào tạo giáo viên Trung học

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, Hội thảo “Đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một diễn đàn quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên giảng dạy chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tầm nhìn, ý kiến về thực tiễn, Từ đó, Hội thảo đề xuất những biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường, Thành phố Hà Nội cũng như của toàn xã hội.

                                                            Thanh Huyền

 

 



Tin khác