Hoạt động KHCN mang tính ứng dụng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Tại Hội nghị “Đổi mới hoạt động KHCN trường ĐH Thủ đô Hà Nội” diễn ra ngày 7/9 vừa qua, nhiều ý kiến thảo luận đã tập trung vào các vấn đề cấp thiết của hoạt động KHCN Nhà trường, trong đó nhấn mạnh hoạt động KHCN phải mang tính ứng dụng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Hoạt động KHCN mang tính ứng dụng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

TS. Đỗ Hồng Cường – Phó Hiệu trưởng Nhà trường

Trao đổi tại HN, TS. Đỗ Hồng Cường – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho rằng, đổi mới hoạt động KHCN cần tập trung nguồn lực tạo ra những đề tài nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo, nâng chất lượng, năng lực và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, các đề tài KHCN cần mang tính ứng dụng cao để phát triển thương mại. Cũng theo TS. Cường, đổi mới hoạt động KHCN cần được tiến hành đồng bộ, thay đổi định hướng, hoạt động phải gắn với thay đổi chính sách vận hành, hành lang tài chính, hành chính cần thuận lợi để cán bộ, giảng viên tiếp cận và triển khai nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Quy chế hoạt động KHCN phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của Nhà trường và định hướng hoạt động.

PGS.TS. Lê Thời Tân – Khoa KHXH báo cáo tham luận

Các đại biểu tham dự HN đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng: Đổi mới công tác quản lý theo hướng giao quyền tự chủ cho các đơn vị; Định hướng nội dung các hoạt động KHCN; Các tiêu chí, quy trình giám sát, đánh giá và khen thưởng, kỷ luật.

ThS. Trương Đức Phương – Phó Trưởng khoa CNTT

Theo đó, về giao quyền tự chủ, Nhà trường sẽ giao khoán kinh phí cho các hoạt động KHCN theo 3 nhóm hoạt động: Hoạt động KH cấp trường; Hoạt động nghiên cứu “đặt hàng”, trọng điểm; Hoạt động KH thường xuyên.

Hoạt động KHCN sẽ tập trung vào các hoạt động: Ưu tiên triển khai các nghiên cứu KH ứng dụng; Phát triển các nghiên cứu KH cơ bản; Triển khai các nghiên cứu KH giáo dục và quản lý.

PGS.TS Phạm Quốc Sử – Trưởng khoa KHXH

Về tiêu chí, quy trình giám sát, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật, Hội đồng KHĐT các cấp giám sát quá trình thực hiện đề tài, đánh giá kết quả nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh phương án khen thưởng phù hợp. Phòng chức năng xây dựng quy trình thực hiện, văn bản hướng dẫn, triển khai quá trình thực hiện.

Ths. Trần Thị Hà Giang – Phó trưởng khoa phụ trách khoa GDTH

Hoạt động KHCN có sự thay đổi về “chất”

Theo TS. Phạm Ngọc Sơn, Trưởng phòng QLKHCN-HTPT, những năm gần đây, hoạt động KHCN của trường ĐH Thủ đô Hà Nội thực sự đã có sự thay đổi về “chất”, cả về tổ chức, cơ chế, quy mô và sản phẩm KHCN, đáp ứng được phần nào yêu cầu phát triển mới của ĐH Thủ đô Hà Nội.

TS. Phạm Ngọc Sơn, Trưởng phòng QLKHCN-HTPT

Chiến lược cho hoạt động KHCN bám sát chiến lược phát triển nhà trường theo hướng đa ngành ứng dụng. Tăng cường đội ngũ quản lý, giao các nhiệm vụ mới và đổi tên phòng QLKHCN – HTPT với nhiều nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường. Đổi mới công tác quản lí, xây dựng quy chế hoạt động KHCN phù hợp. Tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động KHCN. Triển khai tất cả các hoạt động KHCN: Seminar, Hội nghị, Hội thảo khoa học các cấp. Tăng cương phân cấp và triển khai nhiều loại hình đề tài nghiên cứu: Cơ sở, trọng điểm cấp trường, thành phố, quốc gia, trong đó chú trọng các đề tài có tính ứng dụng. Từ cuối năm 2015, Trường đã có tạp chí khoa học, hiện nay đã có 3 mã ngành được tính điểm khoa học theo tiêu chí của Hội đồng Giáo sư Nhà nước. Không chỉ chủ trì thực hiện nhiều đề tài cấp thành phố, đội ngũ giảng viên Nhà trường còn tham gia nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, tham gia nhiều dự án, đề án như xây dựng chương trình, sách giáo khoa ….Các hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt là việc triển khai các đề tài NCKH được thực hiện thường xuyên. Số lượng các bài báo khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo hằng năm luôn tăng. Công tác quản lí luôn đổi mới, từ việc giao quyền cho các Khoa đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH, tiến tới giao quyền tự chủ cho hội đồng KH-ĐT Khoa trong việc triển khai các hoạt động KHCN của đơn vị.  Mặc dù ngân sách còn hạn hẹp, nhưng nhìn chung kinh phí chi cho các đề tài đều tăng hàng năm và ở mức cao so với mặt bằng của các trường đại học khác, kể cả bộ GD&ĐT. Thủ tục hành chính dần được cải thiện, kinh phí thực hiện cấp kịp thời. Phần lớn các đề tài, đặc biệt các đề tài trọng điểm được thực hiện nghiêm túc, sản phẩm có ứng dụng và mang lại hiệu quả, phục vụ cho các hoạt động  có tính chất định hướng của Nhà trường.

Từ năm 2012 – 2017, toàn trường có 121 đề tài NCKH cấp trường với tổng kinh phí hoạt động trên 1,6 tỷ đồng. Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Thành phố được đánh giá cao. Các hội thảo cấp trường, cấp khoa được tổ chức thường xuyên góp phần khuyến khích và nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và hoạt động đào tạo của trường ĐH Thủ đô Hà Nội.

Ngọc Hinh – Ngọc Vinh

 



Tin khác