Thông tin chung phòng Quản lý khoa học công nghệ - Hợp tác phát triển

1. Thông tin liên hệ

– Địa chỉ: Tầng 2 Nhà Hiệu bộ

 Điện thoại: 0438331848; 0432242617

– Email: khoahoc@daihocthudo.edu.vn

 Trưởng phòng: TS. Nguyễn Thị Kim Sơn

2. Thời gian thành lập

Năm 1990, Phòng Quản lí khoa học được thành lập với nhiệm vụ chuyên trách về công tác quản lí khoa học.

3. Quá trình phát triển

- Năm 1996, Phòng được đổi tên là phòng Quản lí Khoa học – Thiết bị.

- Năm 2003, Phòng được giao nhiệm vụ phụ trách chức năng đối ngoại và đổi tên thành Phòng Quản lí Khoa học – Đối ngoại.

- Tháng 6/2013 phòng một lần nữa được đổi tên thành Phòng Quản lí khoa học – Hợp tác quốc tế.

- Trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như nhiệm vụ khoa học và công nghệ và hợp tác phát triển, ngày 01/01/2016, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội ra quyết định thành lập Phòng Quản lí khoa học công nghệ và hợp tác phát triển trên cơ sở tiền thân là Phòng Quản lí khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế.

- Với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, Phòng Quản lí Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển tiếp tục thực hiện chức năng tham mưu giúp lãnh đạo Trường trong quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) và hợp tác phát triển (HTPT) với các đơn vị trong và ngoài nước .

4. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động hợp tác phát triển với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Nhiệm vụ

4.1. Quản lý khoa học công nghệ

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ của trường; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trường xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ (dài hạn và hàng năm).

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ của các đơn vị trực thuộc Trường; giúp Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường thẩm định, kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu, hướng dẫn nghiệm thu các đề tài khoa học công nghệ từ cấp Trường trở xuống.

c) Đầu mối trong tham mưu xác định hướng nghiên cứu, thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của trường.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, hướng dẫn, tổng hợp, đề xuất phân bổ ngân sách các hoạt động khoa học, công nghệ cho các đơn vị trực thuộc Trường.

đ) Đầu mối trong việc phối hợp thực hiện các chương trình, đề tài, đề án khoa học công nghệ cấp Thành phố, cấp Bộ, cấp Nhà nước; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế và các hoạt động khoa học công nghệ có sự tham gia của tổ chức, cá nhân ngoài Trường.

e) Phối hợp với Trung tâm Khoa học - Công nghệ trong hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ trong và ngoài nhà trường.

4.2. Hợp tác phát triển

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác phát triển của Trường; phối hợp tổ chức đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

b) Xây dựng và trình Hiệu trưởng quyết định kế hoạch đoàn ra, đoàn vào hàng năm của Trường; giải quyết các thủ tục, tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện.

c) Đầu mối trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin về các vấn đề có liên quan đến hợp tác phát triển; làm các thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Trường.

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng tổ chức đón tiếp khách nước ngoài theo quy định về công tác lễ tân trong việc tổ chức các hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội.

4.3. Tạp chí Khoa học

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường triển khai hoạt động của Tạp chí Khoa học, theo quy định tại Điều lệ Trường đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.

4.4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

5. Thành tựu nổi bật và định hướng phát triển

Trong nhiệm vụ quản lí khoa học và công nghệ:

Hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà trường đảm bảo yêu cầu về năng lực nghiên cứu sáng tạo cũng như số lượng và chất lượng khoa học. Số lượng bài báo quốc tế, đặc biệt là các bài báo trong danh mục ISI/Scopus đều có sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Số lượng đề tài cấp Bộ và thành phố đã hoàn thành là 15 đề tài, số lượng đề tài cấp Nhà nước và các cấp tương đương là 08 đề tài, cấp cơ sở là 138 đề tài. Trong năm học 2017 – 2018, đơn vị thực hiện thủ tục đấu thầu cho 03 đề tài và đăng kí 09 đề tài mới trong năm 2019 (cấp thành phố và tương đương). Hoạt động nghiên cứu khoa học trong cán bộ giảng viên và sinh viên được đẩy mạnh, điều này thể hiện chất lượng trong nội dung nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Trong nhiệm vụ hợp tác phát triển:

+ Phòng QLKHCN&HTPT đã tiến hành tham mưu cho Đảng ủy, BGH trường Đại học Thủ đô Hà Nội mở rộng hợp tác với nhiều đối tác trong nước (các đơn vị sử dụng lao động) và các đối tác ngoài nước (tập trung ở các nước: Pháp, Đức, Hungary, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào..).

+ Trong lĩnh vực liên kết hợp tác đào tạo đã thực hiện 7 chương trình liên kết quốc tế có thể chào đón sinh viên quốc tế tới học tập như: Tiếng Việt, Thực địa cho sinh viên quốc tế tại Thủ đô Hà Nội, bồi dưỡng CNTT, Marketing và Lưu thông hàng hóa, Quản lí nhà hàng khách sạn, Quản trị du lịch – Lữ hành.

+ Phòng thực hiện kết nối 29 lượt cán bộ cùng với 94 lượt sinh viên sang công tác trường đại học lớn tại Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… để tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Định hướng phát triển

Phòng QLKHCN&HTPT trường Đại học Thủ đô Hà Nội thực hiện chức năng nhiệm vụ về quản lí khoa học và công nghệ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác phát triển; cùng với các đơn vị trong Trường hoàn thành mục tiêu phấn đấu đưa trường Đại học Thủ đô Hà Nội trở thành một trong những trường đại học đa ngành, đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng hàng đầu của quốc gia, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

 



Tin khác