Thông tin chung phòng Quản lý Đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên

1. Thông tin liên hệ

– Địa chỉ: Tầng 1, Nhà Hiệu bộ

– Điện thoại: 042.38341847

– Email: daotao@daihocthudo.edu.vn ; cthssv@daihocthudo.edu.vn

– Trưởng phòng: PGS.TS Nguyễn Xuân Hải

2. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Tham mưu và giúp Hiệu trưởng quản lí, tổ chức, triển khai thực hiện công tác đào tạo, tuyển sinh, phát triển chương trình, học liệu đào tạo trình độ đại học và cao đẳng (nếu có) theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, quy định của UBND Thành phố Hà Nội và các quy định của Trường.

Tham mưu, tổng hợp, đề xuất ý kiến, giúp Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động công tác học sinh, sinh viên theo Quy chế Công tác HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Trường.

Nhiệm vụ 

2.1. Công tác tuyển sinh

a) Tham mưu cho Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường, cho Hiệu trưởng về  công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh; xây dựng các báo cáo thống kê về tuyển sinh khi có sự yêu cầu của các cấp quản lí; chủ trì xây dựng đề án tuyển sinh hàng năm của trường và là đơn vị thường trực hội đồng tuyển sinh trường.

b) Quản lí nội dung Cổng thông tin tuyển sinh, cổng thông tin đào tạo đại học thuộc website của Trường; chủ trì việc thực hiện Ba công khai theo qui định; tham mưu với Hiệu trưởng các vấn đề về đảm bảo chất lượng nhằm thực hiện tốt đề án tuyển sinh của trường.

2.2. Công tác đào tạo

a) Trình Hiệu trưởng ban hành hoặc chuẩn bị các hồ sơ để Hiệu trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.

b) Tham mưu, phối hợp với các đơn vị xây dựng chiến lược đào tạo, chương trình đào tạo. Là đầu mối tổ chức lập hồ sơ mở ngành, phát triển chương trình đào tạo; xây dựng mô hình, phương thức đào tạo của trường. Tham mưu với Hiệu trưởng về tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo; quản lý thống nhất toàn bộ kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình, kế hoạch dạy học trong toàn trường. Quản trị và phối hợp với các đơn vị liên quan để phát triển phần mềm quản lý đào tạo của trường.

c) Xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình, gồm: xây dựng kế hoạch khóa học, lịch trình năm học hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt; hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra các kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, kế hoạch, lịch trình giảng dạy, thời khoá biểu của các đơn vị và cá nhân; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động giảng dạy và các điều kiện đảm bảo hoạt động giảng dạy của giảng viên. Phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý định mức giảng dạy, các chế độ về công tác giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên; tổng hợp giờ thực dạy cuối năm học và phối hợp với các phòng chức năng thanh toán giờ dạy cho nhân sự giảng dạy (cán bộ, giảng viên và giảng viên thỉnh giảng). Tham mưu với Hiệu trưởng về phát triển nguồn nhân sự giảng dạy của nhà trường.

d) Tổ chức biên soạn, thẩm định, nghiệm thu giáo trình; tham mưu với nhà trường tổ chức lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo trình sử dụng trong đào tạo tất cả các ngành. Quản lí, giám sát việc thực hiện của các khoa đào tạo.

đ) Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, phối hợp với các bên liên quan đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Tham mưu với nhà trường điều chỉnh chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

e) Quản lí kết quả học tập của người học và chất lượng đào tạo, gồm: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện đúng qui chế, qui định về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học và đảm bảo chất lượng đào tạo của trường. Là đầu mối trong quản lý kết quả học tập của người học; tổ chức xét tiến độ, xét chuyển điểm, xét công nhận tốt nghiệp; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hành, thực tập, thực tế chuyên môn; phối hợp với bộ phận chức năng để chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho công tác thực hành, thực tập, thực tế chuyên môn cho các khóa đào tạo. Phân tích, đánh giá chất lượng đào tạo, tham mưu với nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, nội dung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

g). Đề xuất, thiết kế và triển khai các mô hình đào tạo theo phân công của Hiệu trưởng (đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu người học, các loại hình đào tạo mang tính đặc thù của nhà trường như: đào tạo ngành 2, học kì phụ, học ngoại ngữ, học GDTC, GDQP-AN, dạy học ngoại ngữ nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên, tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn đáp ứng chuẩn đầu ra cho sinh viên…).

2.3. Công tác học sinh, sinh viên

2.3.1 Quản lí sinh viên

a) Tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học tại Trường, Tổ chức lớp hành chính, Xây dựng, quản lí, tổ chức hoạt động cán bộ lớp.

b) Xây dựng và quản lí hồ sơ sinh viên, quản lí toàn diện dữ liệu về sinh viên.

c) Tổ chức theo dõi, đánh giá chất lượng công tác sinh viên qua việc thực hiện các nội quy, quy chế, các hoạt động giáo dục sinh viên của các đơn vị và cá nhân làm công tác sinh viên trong toàn Trường.

2.3.2. Công tác chính sách với sinh viên

a) Bảo đảm việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên; xét cấp học bổng, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp; làm thủ tục cho sinh viên tốt nghiệp ra trường, thôi học, chuyển trường.

b) Phát triển các nguồn học bổng, trợ cấp xã hội, tín dụng đào tạo và các nguồn tài trợ cho đào tạo khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đề xuất phương án quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả đối với các nguồn tài trợ này.

c) Trực tiếp giải quyết các công việc hằng ngày có liên quan đến sinh viên. Đối với những công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thì chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm giải quyết; theo dõi tiến độ xử lý công việc đó, nếu liên quan đến sinh viên.

d) Tổ chức các hoạt động trợ giúp sinh viên về các lĩnh vực: tâm lí học đường, định hướng nghề nghiệp, trợ giúp hoàn cảnh đặc biệt, đào tạo và bồi dưỡng lại. Tham mưu với nhà trường cải thiện, bổ sung các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ học tập, vui chơi, giải trí, sinh hoạt của sinh viên.

e) Phối hợp với Trung tâm Y tế trong công tác vệ sinh phòng bệnh của HSSV và xây dựng các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch ở trong và xung quanh khu nội trú.

2.3.3. Công chính trị tư tưởng đối với sinh viên

a) Tổ chức thực hiện tuần công dân theo qui định, quản lí hoạt động của các câu lạc bộ. Theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ các cá nhân sinh viên để giới thiệu với tổ chức Đảng.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trường tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống, kỹ năng sống; giáo dục pháp luật; văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động giáo dục khác đối với sinh viên.

c) Theo dõi, xử lý các vấn đề về chính trị, tư tưởng trong sinh viên. Hướng dẫn, tổ chức việc đánh giá kết quả rèn luyện; xét khen thưởng và kỷ luật đối với sinh viên. Tổ chức xem xét thu đua, khen thưởng, kỉ luật đối với HSSV.

d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đối thoại giữa Ban Giám hiệu và lãnh đạo các đơn vị với sinh viên theo định kỳ.

e) Tham mưu với nhà trường ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, qui định về nếp sống văn minh thanh lịch, là đơn vị đầu mối kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo nhà trường việc thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch

g) Tham mưu với nhà trường xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá việc thực hiện các qui định, qui chế, các hoạt động của các tổ chức thanh niên.

h) Phối hợp với Đoàn Thanh niên, các Khoa và các cơ quan chức năng theo dõi, xử lí các vấn đề về an ninh, chính trị liên quan đến HSSV.

2.4 Quản lí giáo vụ và công tác cố vấn học tập

a) Quản lí công tác giáo vụ của các đơn vị đào tạo; phối hợp với các khoa xây dựng mạng lưới cố vấn học tập; quản lí, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cố vấn học tập; đề xuất chính sách thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ cố vấn học tập. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cố vấn học tập trong toàn trường.

b) Tham mưu với nhà trường đa dạng hóa các hình thức cố vấn học tập, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng cố vấn học tập.

2.5. Tư vấn, giới thiệu việc làm và hướng nghiệp

a) Chủ trì công tác xây dựng mạng lưới các nhà tuyển dụng, tổ chức các sự kiện giới thiệu việc làm, hội nghị khách hàng thường niên và theo sự kiện. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc với sinh viên các khóa; phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện các cuộc khảo sát đối với sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng. Chủ trì công tác phân tích nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động; phối hợp với các đơn vị trong phân tích, đánh giá phản hồi của sinh viên về chương trình đào tạo, về đội ngũ giảng viên để điều chỉnh chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp, dịch vụ việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp, dịch vụ công tác xã hội đối với sinh viên.

c) Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, gồm: chủ trì, phối hợp tổ chức các hội thảo, hội thi có liên quan đến công tác đào tạo, công tác giảng dạy và học tập; phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức các sự kiện của nhà trường: khai giảng, mít tinh chào mừng các ngày lễ, ngày kỉ niệm, lễ tốt nghiệp, lễ vinh danh; các hội thao, hội thi nghiệp vụ chuyên ngành; quản lý, xây dựng và giám sát thực hiện đề án, dự án liên quan đến đào tạo theo phân công của Hiệu trưởng. Xây dựng và hướng dẫn các đơn vị xây dựng, tổ chức các hoạt động phát triển nghiệp vụ cho giảng viên; các hoạt động ngoại khóa, các khóa bồi dưỡng kĩ năng mềm, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống và phát triển nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên, các lớp học trải nghiệm, các khóa bồi dưỡng/khóa học hè cho các lứa tuổi theo nhu cầu xã hội.

d) Tổ chức các hoạt động phục vụ và phát triển cộng đồng; xây dựng và triển khai các hoạt động công ích, hoạt động bảo trợ xã hội, hoạt động thiện nguyện, đối với các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo phân công của Hiệu trưởng hoặc được Hiệu trưởng phê duyệt. Tìm kiếm tài trợ, xây dựng các quĩ học bổng cho học sinh, sinh viên.