Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng – cơ hội học tập nhiều ưu đãi và dễ tìm việc

Trường ĐH Thủ đô Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo, TP Hà Nội tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trình độ đại học. Đây là một cơ hội rất tốt với người học trong lĩnh vực này.

Đây là ngành được giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm nên người học sẽ được hưởng rất nhiều cơ chế ưu đãi của Nhà nước cũng như từ phía trường ĐH Thủ đô Hà Nội như học phí thấp, đối tượng học được mở rộng (cơ hội học tập lớn), chương trình đào tạo có chất lượng cao và được kiểm soát chặt chẽ, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp lớn và được cam kết,…

Sinh viên ra trường có thể làm việc một số công việc cụ thể tại:
? Các doanh nghiệp vận tải, kho bãi (như DHL,Tổng công ty hàng không, hàng hải, Trung tâm logistics hàng không tại Cảng hàng không Nội Bài, …)
? Các công ty chuyên về Logistics (OTRAN Logistics, Vinafreight,…)
? Các tập đoàn có dịch vụ bán buôn, bán lẻ (như Metro, Vingroup, Circle K, Fivimart,…)
? Hầu hết các công ty, tập đoàn lớn đều có nhu cầu nhân lực quản trị chuỗi cung ứng.

? Quản lý nhà nước trong lĩnh vực Logistics, Chuỗi cung ứng

Đăng ký học ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại trường ĐH Thủ Đô Hà Nội, các bạn sinh viên còn có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2 bằng đại học) như ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc,…tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sự nghiệp của các bạn sau này.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại trường ĐH Thủ Đô Hà Nội với mã ngành 52510605 xét tuyển thí sinh theo tổ hợp các bộ môn A00, D01, D90, D78 và đồng thời xét tuyển học bạ Nhóm KHTN (Toán hệ số 2).

Từ ngày 15/07/2017 đến hết ngày 21/07/2017, trường ĐH Thủ Đô Hà Nội tổ chức hỗ trợ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng chính quy năm 2017 tại phòng 312 nhà A3 cơ sở 1 (số 98 Dương Quảng Hàm, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội).

Đăng ký học Chương trình ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Thủ đô Hà Nội chính là cơ hội để giành lấy một lợi thế bứt phá ngay từ đầu và thành công trong tương lai.

Logistics hiện nay đã được Chính phủ đánh giá đúng mức, xem Logistics là xương sống cho sự nghiệp phát triển kinh tế của quốc gia. Điều này được phản ánh rõ trong Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2017 về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt 50%-60%, chi phí Logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Từ mục tiêu trên, có thể thấy Quốc gia đang cần một nguồn nhân lực có chất lượng cao ngành Logistics hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hiện nay trong hệ thống danh mục đào tạo cấp IV của Việt Nam chưa có đào tạo ngành này, người học muốn chỉ có thể học tại các cơ sở đào tạo nước ngoài, hoặc có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam với mức học phí cực kỳ cao mà không phải ai cũng có thể đáp ứng.