Giới thiệu về ngành Sư phạm Ngữ văn

1. Lý tưởng nghề nghiệp

Ai trong chúng ta rồi cũng có một nghề và dành nửa cuộc đời sống với nghề nghiệp đó. Những người hạnh phúc là những người kiếm tìm được niềm vui trong công việc, những người có lý tưởng sống và lý tưởng nghề nghiệp. Lựa chọn nghề nghiệp sẽ vẽ nên bức tranh của cuộc đời mỗi người, quyết định cuộc đời của họ có viên mãn hay không. Hãy chọn nghề giáo viên Ngữ văn vì mục đích tốt đẹp, muốn được truyền tải thông điệp cuộc sống qua nghệ thuật ngôn từ; học, dạy và làm những điều có ý nghĩa để nâng cao chất lượng cuộc sống về tinh thần trong một thế giới mà văn minh vật chất đang thay đổi từng ngày, trong thời đại toàn cầu hóa văn hóa. Học Văn, làm thầy cô giáo dạy Văn, hay nghề gì cũng là để: Khai phóng bản thân, Tìm ra chính mình, Làm ra chính mình, Sống với chính mình và cuối cùng là Giữ được chính mình.

2. Vị trí việc làm sau khi ra trường

Cơ hội việc làm đối với sinh viên Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học được đào tạo tại Khoa Sư phạm, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội sau khi ra trường rất lớn.

Ngành Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học đào tạo chuyên sâu về Ngôn ngữ, Văn học, Phương pháp dạy học Ngữ văn, tạo nền tảng cho sinh viên tốt nghiệp có thể làm các công việc như: giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THPT, THCS, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; có thể nghiên cứu ngôn ngữ, nghiên cứu văn học, viết văn, phóng viên, biên tập viên, cán bộ ngành văn hóa, cán bộ tuyên giáo,…Sinh viên tốt nghiệp Sư phạm Ngữ văn trình độ đại học có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu Ngôn ngữ, Văn học, Lí luận văn học, Phương pháp dạy học Ngữ văn… ở trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ. Sinh viên Ngữ văn cũng có thể chuyển dịch nghề nghiệp sang các chuyên ngành như: Việt Nam học, Hà Nội học, Chính trị học, Báo chí – truyền thông,…

3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên Ngữ văn giàu tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực nghiên cứu, năng lực giảng dạy, năng lực nghệ thuật, là người đồng hành với sinh viên trong quá trình học tập. Trong đó có những PGS, TS trực tiếp giảng dạy là những người được đào tạo ở trong và ngoài nước, tham gia viết, thẩm định SGK.

4. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng ứng dụng (POHE). Trọng tâm của chương trình là những kiến thức chung, bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện và đặt định cơ sở cho việc học tập suốt đời. Với mục tiêu lớn lao như vậy, nhà trường đã xây dựng một chương trình đào tạo đủ kiến thức cơ sở, kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức khoa học phương pháp để có thể bồi dưỡng được năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện và sự tự học suốt đời cho người học.

 Chương trình đào tạo thích ứng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, SV được quyền học vượt, học cải thiện, học cùng lúc hai chương trình và tốt nghiệp sớm, có nhiều lợi thế cạnh tranh sau khi ra trường.

Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn tham gia Hội thi nghiệp vụ sư phạm

 

Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

 

Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn đi thực tế miền Trung

 

Xem thêm các thông tin tuyển sinh của Khoa Sư phạm tại đây:

Bạn quan tâm ngành nào ở khoa Sư phạm – Trường Đại học Thủ đô Hà Nội ?

Thông tin tổng hợp tuyển sinh 

Ngành Sư phạm Lịch sử

Ngành Giáo dục Công dân

Ngành Sư phạm Ngữ văn

Ngành Giáo dục Mầm non

Ngành Sư phạm Toán học

Ngành Giáo dục Tiểu học

Ngành Sư phạm Vật lý